Bảo vệ chuyên nghiệp là gì? 9 kỹ năng quan trọng cần phải có

Kỹ năng làm việc chuyên nghiệp chính là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực làm việc của một nhân sự bảo vệ. Vậy người bảo vệ chuyên nghiệp cần phải trang bị những kỹ năng gì? Phương pháp nâng cao, rèn luyện trao dồi thêm nhiều kỹ năng cho nhân viên bảo vệ như thế nào? Ngay trong bài viết này, GFC Security sẽ giải đáp chi tiết những yêu cầu cần phải có đối với mỗi nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp là gì nhé.

Bảo vệ chuyên nghiệp là gì?

Bảo vệ chuyên nghiệp là quá trình đảm bảo an ninh, an toàn cho một khu vực hoặc một tòa nhà, một sự kiện hoặc một cá nhân, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật, công nghệ và phương tiện bảo vệ như camera giám sát, cổng an ninh, bảo vệ đội, biện pháp kiểm soát truy cập và đào tạo nhân viên bảo vệ.

Nhân viên bảo vệ cần phải đòi hỏi những kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm về an ninh, kỹ thuật an ninh và xử lý tình huống. Các nhân viên bảo vệ này cần phải biết cách đối phó với các tình huống khẩn cấp và xử lý các mối đe dọa an ninh một cách nhanh chóng và hiệu quả.

bảo vệ chuyên nghiệp
Bảo vệ chuyên nghiệp là gì?

9 kỹ năng cần có của bảo vệ chuyên nghiệp

Kỹ năng nghiệp vụ của nhân viên bảo vệ

Trước khi bắt đầu tham gia vào công tác bảo vệ mục tiêu, toàn bộ bảo vệ cần phải được trang bị đẩy đủ những kỹ năng nghiệp vụ cần thiết. Điều này sẽ được thể hiện qua năng lực của nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp cũng như các công ty cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, nó sẽ tạo được sự an tâm đến cho khách hàng, an toàn cho tài sản, mục tiêu cần được bảo vệ.

Những kỹ năng nghiệp vụ cơ bản của người bảo vệ

  • Kỹ năng kiểm soát được luồng người: Có năng lực nhận diện nhanh chóng và nhạy bén đối với những đối tượng tình nghi.
  • Kỹ năng phán đoán được sự việc, phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn xung quanh khu vực làm việc.
  • Kỹ năng xử lý tình huống tốt, sự cố khẩn cấp, bất ngờ tại các mục tiêu bảo vệ.
  • Thành thạo các quy trình làm việc, phối hợp tác nghiệp cùng với các bộ phận liên quan
  • Kỹ năng kiểm tra, kiểm soát tài sản, trang thiết bị trong mục tiêu bảo vệ
  • Nắm vững nhiệm vụ cần phải làm của vị trí đảm nhận, của mục tiêu bảo vệ.
kỹ năng chuyên môn của bảo vệ chuyên nghiệp
Nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp cần phải trang bị nhiều kỹ năng chuyên môn liên quan

Đào tạo kiến thức kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên bảo vệ

  • Đào tạo những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cơ bản cho các nhân viên bảo vệ trước khi điều động về mục tiêu bảo vệ.
  • Ban chỉ huy mục tiêu bảo vệ đào tạo, phổ biến và giới thiệu thực tế đến cho các nhân viên bảo vệ tại mục tiêu bảo vệ.
  • Đào tạo thường xuyên trong thời gian giao ca, 5 phút kinh nghiệm từng sự vụ việc.
  • Khuyến khích các nhân sự học trong công việc, học trong những trải nghiệm thực tế.

Kỹ năng sử dụng các công cụ hỗ trợ và vận hành thiết bị

Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và phối hợp nhịp nhàng cùng với đồng nghiệp trong ca làm việc, một số yêu cầu về nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp cần phải biết sử dụng các công cụ, dụng cụ, thiết bị hỗ trợ thành thục, như:

  • Kỹ năng sử dụng các bộ đàm, kỹ năng nghe, gọi đàm và bảo quản bộ đàm.
  • Kỹ năng sử dụng máy tuần tra, kinh nghiệm check các điểm tuần tra và cách bảo quản máy tuần tra.
  • Kỹ năng sử dụng máy rà kim loại, kinh nghiệm rà, kiểm tra người (theo từng mục tiêu)
  • Kỹ năng sử dụng gậy gỗ, gậy sắt, dùi cui điện, còng số 8 (có giấy chứng chỉ sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định) áp dụng cho từng mục tiêu cụ thể.
  • Kỹ năng sử dụng, vận hành tốt hệ thống phòng điều khiển trung tâm, trực camera, trích xuất các video, dữ liệu, copy tài liệu…Thành thục các quy trình xử lý tín hiệu báo cháy…
  • Thành thao các quy trình về vận hành hệ thống quản lý bãi xe thông minh (iparking), sử dụng thành thạo máy tính…
biết sử dụng các công cụ hỗ trợ
Nắm vững các kỹ năng sử dụng các công cụ hỗ trợ

Kỹ năng ghi chép sổ sách và lập biên bản sự việc

Đây được xem là kỹ năng không thể thiếu đối với nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp. Trong ca làm việc nhân viên bảo vệ thường xuyên cần phải ghi chép lại trong sổ sách, biên bản như:

  • Kỹ năng ghi sổ tình hình của ca trực (diễn biến của ca trực): Yêu cầu phải viết chi tiết, đầy đủ và đúng với thời gian, sự việc cũng như những quy chuẩn về nội dung.
  • Kỹ năng ghi sổ kiểm soát như: Sổ khách, sổ nhà thầu thi công, sổ phương tiện ra/vào, sổ tài sản ra/vào… mục tiêu bảo vệ. Yêu cầu phải ghi chính xác, đầy đủ theo From, chữ viết phải to, rỏ ràng.
  • Kỹ năng lập biên bản: Công tác bảo vệ sẽ thường xuyên sử dụng nhiều đến các biên bản sự việc, biên bản vi phạm, biên bản hiện trường, biên bản bàn giao…Yêu cầu với những nội dung biên bản này cần phải cụ thể, rõ ràng và đầy đủ của các bên liên quan.

Kỹ năng giao tiếp của nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp

Bảo vệ được là nghề dịch vụ, và họ sẽ thường xuyên giao tiếp với rất nhiều người như: lãnh đạo, khách hàng, nhà thầu, công nhân, nhân viên, cư dân…Với lưu lượng thông tin, thông điệp cần phải được truyền tải rõ ràng và đa dạng. Cũng chính vì vậy mà cần phải đòi hỏi người bảo vệ phải có trang bị thêm cho mình những kỹ năng giao tiếp linh hoạt, chuẩn mực, cụ thể:

Tác phong người bảo vệ

  • Diện mạo: Râu ria nhẵn nhụi, tóc gọn gang, không nhuộm màu lòe loẹt, trang điểm đơn giản (nếu cần), không mang trong người quá nhiều trang sức đắt tiền gây phản cảm với nghề nghiệp.
  • Đồng phục: Đồng phục phẳng phiu, đúng theo các quy định gồm: Mũ sao cành tùng, thẻ tên, đồng phục phải có logo công ty, cà vạt, cầu vai, dây lưng, đi giày.
  • Tư thế khi làm việc: Yêu cầu phải nghiêm túc và luôn luôn trong tư thế sẵn sàng thực hiện công việc tốt nhất, cụ thể: Tư thế ngồi làm việc đúng là đầu phải thẳng, lưng thẳng, hai chân chạm đất, khoảng cách rộng bằng vai, không được co chân lên bàn, không cúi gập người và không được làm việc riêng.
Kỹ năng giao tiếp, tác phong của bảo vệ
Kỹ năng giao tiếp, làm việc của nhân viên bảo vệ

Ngôn ngữ trong giao tiếp

  • Với cấp trên, người lãnh đạo: Âm lượng phát vừa phải, rõ ràng, đúng nhân sưng, chức vụ, thể hiện sự tôn trọng và nghiêm túc.
  • Với đông nghiệp: Âm lượng vừa phải, nói rõ ràng, đúng nhân sưng, hòa đồng, thân thiện và tôn trọng với đồng nghiệp.
  • Với khách hàng của chủ quản: Âm lượng vừa phải, rõ ràng, phù hợp với nhân sưng, luôn nhiệt tình, hợp tác và giúp đỡ, thể hiện được sự mến khách.
  • Với cư dân tòa nhà (mục tiêu chung cư): Âm lượng vừa phải, rõ ràng, đúng nhân sưng, luôn nhiệt tình, thân thiện, thể hiện được sự tôn trọng cư dân.
  • Với công nhân nhà thầu: Âm lượng vừa phải, đúng nguyên tắc, quy định và thể hiện được sự giúp đỡ, tôn trọng…

Kỹ năng xử lý các tình huống khẩn cấp

Tại các mục tiêu bảo vệ thường sẽ phát sinh những các sự cố, tình huống có thể bất gờ. Nhằm để đảm bảo được tính an toàn cho người và tài sản tại mục tiêu đó đòi hỏi người bảo vệ chuyên nghiệp cần phải thành thạo các kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp, cụ thể:

  • Kỹ năng xử lý tốt các tình huống có cháy tại mục tiêu được bảo vệ. Yêu cầu kịp thời phát hiện, xác định về thông tin cháy (vị trí, tính chất của đám cháy), báo cáo lên các bộ phận liên quan, chữa cháy tại chỗ, cứu hộ cứu nạn, phối hợp cùng với các lực lượng PCCC cũng như khắc phục các sự cố, bảo vệ hiện trường. Mục đích làm giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản trong mục tiêu bảo vệ.
  • Kỹ năng xử lý tình huống khi có người bị gặp nạn trong mục tiêu. Yêu cầu người bảo vệ chuyên nghiệp thành thạo kỹ năng sơ cấp cứu cho người bị nạn như: Hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt, cầm máu, băng bó các vết thương…
  • Kỹ năng ứng phó được với các tình huống thiên tai, thời tiết như: mưa, bão, gió giật, gập lụt…
  • Kỹ năng xử lý các tình huống gây rối tại mục tiêu bảo vệ.
kỹ năng xử lý tình huống tốt của bảo vệ chuyên nghiệp
Nắm vững các kỹ năng xử lý tình huống tốt

Kỹ năng phối hợp công việc giữa các vị trí, làm việc nhóm

Mục tiêu bảo vệ thường sẽ có nhiều người bảo vệ đảm nhận từng vị trí khác nhau và họ sẽ cùng làm việc trong một ca. Để có thể phát huy hiệu quả công việc và an toàn mục tiêu nhất thì các vị trí bảo vệ này sẽ thường xuyên cần phải phối hợp, tác nghiệp, trao đổi cùng với nhau khi cần.

Kỹ năng võ thuật tự vệ

Công việc bảo vệ luôn tiềm ẩn trong mình các nguy cơ mất an toàn cho chính người bảo vệ và mục tiêu được bảo vệ. Do đó người bảo vệ chuyên nghiệp cần phải trang bị thêm cho mình các kỹ năng võ thuật để có thể tự vệ cho bản thân mình trong các tình huống đối đầu, đối kháng trực tiếp với tội phảm để khống chế đối tượng, bảo vệ mục tiêu.

Kỹ năng quan sát, đánh giá vấn đề

Người bảo vệ cần phải có cho mình sức khỏe tốt, có các giác quan nhậy bén để có thể quan sát, nhận định được các nguy cơ đang tiềm ẩn xung quanh như: đối tượng đột nhập, phá hoại, trộm cắp, cháy nổ… trong mục tiêu. Khi làm việc người bảo vệ cũng cần phải sử dụng được hết các giác quan như: khứu giác, thị giác; thính giác; xúc giác; vị giác và tư duy phán đoán tình huống, nhận định được vấn đề.

Kiến thức Pháp luật và ý thức chấp hành

Nghề bảo vệ là nghề được xem có khá nhiều cám dỗ trước lượng tài sản tại mục tiêu cần được bảo vệ hoặc bị dụ dỗ tham gia dán tiếp trộm cắp tài sản của mục tiêu bảo vệ. Để có thể đề phòng trước những cám dỗ đó người bảo vệ chuyên nghiệp cần phải trang bị thêm kiến thức về Pháp Luật, phải ý thức được hậu quả nếu như mình vi phạm, để răn đe bản thân mình.

Những thách thức mà nhân viên bảo vệ sẽ gặp phải

  • Làm việc không kể ngày đêm: nhân viên bảo vệ họ sẽ phải làm việc xuyên suốt không kể cả ngày lẫn đêm. Họ phải chịu nắng, chịu mưa để có thể bảo vệ các tài sản cho khách hàng của mình. Vì vậy công việc này cần phải đòi hỏi người làm bảo vệ phải có sức khoẻ thật tốt.
  • Thường xuyên đối mặt với nhiều kẻ xấu, tội phạm nguy hiểm: bên cạnh việc phải chịu nắng mưa, họ sẽ còn phải thường xuyên đối mặt trực tiếp với những kẻ trộm cắp. Vì vậy họ sẽ có thể bị nguy hiểm đến tính mạng bất kỳ lúc nào.
  • Không được đánh giá cao: có lẽ vì công việc này không yêu cầu nhiều về bằng cấp quá cao, nên thường không được xã hội đánh giá cao. Đặc biệt đối với những nhân viên bảo vệ nữ, họ thường bị kỳ thị và dè biểu rất nhiều.
  • Thiếu trang bị công cụ hỗ trợ: dù phải luôn trong tư thế sẵn sàng đối mặt với những tội phạm nhưng họ vẫn không được trang bị nhiều công cụ hỗ trợ cần thiết. Do đó, để có thể tự bảo vệ được cho bản thân của mình, thì nhân viên bảo vệ nên cần phải tự trang bị công cụ cho mình.
  • Chịu trách nhiệm: nếu như trong quá trình làm việc để tài sản bị đánh cắp, thì họ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đến cho khách hàng. Đây cũng chính là một thách thức lớn nhất đối với những nhân viên bảo vệ khi có hoàn cảnh khó khăn.
  •  Luôn luôn cần phải cảnh giác, tập trung cao độ: chỉ cần lơ là một phút, thì tài sản của khách hàng hoàn toàn có thể bị trộm ngay lập tức. Do đó mà người làm bảo vệ luôn cần phải trong tư thế tập trung cao độ nhất khi làm việc.

Trên đây GFC Secutity đã khái quát chi tiết về những kỹ năng cần có của nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp, cũng như là những thách thức gặp phải. Chúng tôi luôn nhận thấy được tầm quan trọng to lớn của những kỹ năng đó đối với người bảo vệ và luôn không ngừng nâng cao trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ nhân viên bảo vệ của mình trong quá trình hoạt động. Với 100% nhân viên bảo vệ tại GFC Secutity đều đã thành thục các kỹ năng và ý thức chấp hành kỷ luật cao.

Chúng tôi cam kết sẽ luôn mang đến cho qúy khách các dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp, chất lượng, an toàn nhất. Quý vị có nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo vệ xin vui lòng liên hệ Hotline: 0778.247.113 để được tư vấn hỗ trợ một cách tốt nhất.

>> Xem thêm: Bản mô tả công việc nhân viên Bảo vệ chi tiết nhất

5/5 - (600 bình chọn)

ĐÁNH GIÁ

HỖ TRỢ ONLINE

Chứng nhận ISO

.