Ngày nay, với cuộc sống ngày càng được phát triển. Với những thành phố lớn, thì đây là nơi tập trung các doanh nghiệp, các tổ chức,… Chính vì lẽ đó, việc thành lập những phòng bảo vệ là việc hết sức cần thiết. Vậy các bạn đã biết được nó đóng vai trò như thế nào đối với các tổ chức, doanh nghiệp như thế nào không? hãy cùng với GFC Security tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Phòng bảo vệ là gì?
Phòng bảo vệ là nơi làm việc của đội ngũ cán bộ và nhân viên bảo vệ, được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và giám sát an ninh tại khu vực được giao phó. Đặc biệt, đây thường là trung tâm điều khiển các hệ thống camera giám sát được lắp đặt tại các điểm quan trọng trong toàn bộ công ty, doanh nghiệp hay tòa nhà.
Khi có các sự cố về trật tự, an ninh, các nhân viên bảo vệ sẽ báo cáo tại phòng bảo vệ để được hỗ trợ và xử lý kịp thời. Do đó, đây là nơi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và bảo vệ tài sản của tổ chức, đồng thời góp phần giữ gìn sự yên tĩnh và trật tự trong khu vực được bảo vệ.
Các chức năng, nhiệm vụ của phòng bảo vệ
Trong môi trường làm việc, mỗi phòng ban sẽ có những chức năng và nhiệm vụ cụ thể khác nhau. Phòng bảo vệ cũng không nằm ngoại lệ. Hãy cùng GFC Security tìm hiểu xem tại phòng này sẽ có những chức năng, nhiệm vụ gì nhé.
Chức năng
- Quản lý quân số: phòng bảo vệ quản lý thông tin của đội ngũ bảo vệ như hiện diện, nghỉ phép và thôi việc. Các thông tin này được báo cáo hàng tuần để đảm bảo quân số luôn đủ để thực hiện nhiệm vụ.
- Điều động nhân viên: nơi đây sẽ điều động nhân viên theo phương án bảo vệ và yêu cầu nhiệm vụ. Các nhân viên bảo vệ được chỉ định vào các vị trí phù hợp để đảm bảo an ninh và trật tự.
- Đề xuất bổ nhiệm Chỉ huy mục tiêu: đề xuất bổ nhiệm Chỉ huy mục tiêu, người có trách nhiệm chính trong việc quản lý và điều hành các hoạt động bảo vệ tại khu vực được giao phó.
- Làm việc và nghỉ ngơi: đây cũng là nơi làm việc và nghỉ ngơi của đội ngũ nhân viên bảo vệ. Đảm bảo các điều kiện làm việc và sinh hoạt tốt nhất để đội ngũ bảo vệ có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình.
- Tiếp nhận và xử lý sự cố: phòng bảo vệ là nơi tiếp nhận và xử lý những sự cố liên quan đến trật tự và an ninh của tòa nhà, công ty. Khi có sự cố xảy ra, nhân viên bảo vệ sẽ báo cáo tại phòng để được hỗ trợ và xử lý kịp thời.
Nhiệm vụ
- Tham gia trực tiếp vào quá trình điều tra các sự việc xảy ra tại mục tiêu, đồng thời liên hệ với các cơ quan chức năng để giải quyết các vụ việc.
- Phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn trong công ty để tổ chức các chế độ phúc lợi, thăm hỏi, hỗ trợ nhân viên trong các trường hợp cưới hỏi, tai nạn, bệnh tật và các trường hợp khó khăn khác.
- Định kỳ lập danh sách để đánh giá năng lực của các Chỉ huy mục tiêu, và đề xuất thay thế các Chỉ huy không đủ năng lực hoặc không phù hợp với công việc bảo vệ.
- Kiểm tra và đánh giá phẩm chất đạo đức, kỹ năng giao tiếp và nghiệp vụ bảo vệ của nhân viên hàng tháng.
- Lập kế hoạch thay đổi, chấm dứt hợp đồng hoặc đề nghị sa thải đối với những nhân viên không đủ năng lực và phẩm chất đạo đức.
- Thiết lập quy trình cấp phát sử dụng và quản lý Bộ đàm từ cấp phòng đến mục tiêu.
Lập kế hoạch và đề xuất cung cấp Bộ đàm cho nhân viên bảo vệ. - Kiểm tra, kiểm soát và ký xác nhận ngày giờ công của nhân viên bảo vệ tại mục tiêu.
- Thực hiện khảo sát các mục tiêu bảo vệ theo yêu cầu từ công ty và lập phương án chi tiết cho mục tiêu đã khảo sát, sau đó trình Tổng giám đốc phê duyệt.
- Triển khai các hợp đồng dịch vụ đã ký kết theo phương án bảo vệ đã được phê duyệt.
- Xây dựng quy trình làm việc chi tiết đối với từng công việc cụ thể, căn cứ vào quy trình chung của công ty.
- Giải trình các vụ việc với khách hàng bằng cách tiếp xúc trực tiếp hoặc viết thư phúc đáp.
- Tham gia hội đồng khen thưởng và kỷ luật của công ty để đảm bảo quản lý chặt chẽ và tăng cường tinh thần trách nhiệm của nhân viên bảo vệ.
Những yêu cầu khi thực hiện công tác của phòng bảo vệ
- Để đảm bảo nhiệm vụ bảo vệ được thực hiện hiệu quả, các nhân viên thuộc phòng bảo vệ cần có ý thức cảnh giác và tinh thần trách nhiệm cao.
- Cần phải đảm bảo nghiêm túc, lịch sự, nhã nhặn, tận tình và chu đáo trong quá trình làm việc.
- Đồng thời, họ cũng cần đảm bảo tính chính xác cao khi thông báo giờ
- Phải thức và tuần tra liên tục khi làm nhiệm vụ bảo vệ ca đêm.
- Nếu phát hiện có biểu hiện bất thường về trật tự trị an, nhân viên bảo vệ phải báo ngay cho lãnh đạo đơn vị để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Sau mỗi buổi làm việc, nhân viên bảo vệ phải đi kiểm tra cửa của các phòng làm việc, các kho xưởng,… để đảm bảo an ninh, trật tự trong khu vực được giao phó.
- Đồng phục được cung cấp bởi tổ chức, đơn vị và nhân viên của phòng bảo vệ phải đảm bảo sạch sẽ và gọn gàng khi sử dụng.
Vậy, thông qua bài viết trên của GFC Security đã giúp cho các bạn có thêm được những kiến thức liên quan đến phòng bảo vệ. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho các bạn thật nhiều thông tin thật hữu ích. Hy vọng công ty sẽ là đơn vị đồng hành với các bạn trong quá trình bảo vệ tài sản của mình trên con đường sắp tới.
Xem thêm: Phòng bảo vệ tiếng Anh là gì? Một số mẫu câu ví dụ liên quan