Đa số những vụ cháy nổ xảy ra trong thời gian gần đây thường gây những thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Trước thực trạng hết sức đau lòng này, đòi hỏi mỗi cá nhân chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức phòng cháy chữa cháy cần thiết. Để ngăn chặn những tai nạn cháy nổ không đáng có bạn cần tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến cháy nổ trước, vậy thì để GFC Security chia sẻ cho bạn những kiến thức về nguyên nhân, biện pháp phòng chống cháy nổ nhé!
Những nguyên nhân dẫn đến cháy nổ phổ biến hiện nay
Có rất nhiều nguyên nhân lẫn chủ quan và khách quan dẫn đến cháy nổ, sau đây là những nguyên nhân dẫn đến cháy nổ thường thấy ở nước ta đã được GFC Security tổng hợp lại mời các bạn cùng tham khảo.
Các yếu tố khách quan do thời tiết
- Những năm gần đây, biến đổi khí hậu khiến cho không khí nóng lên, đặc biệt là mùa khô, nhiệt độ ngoài trời có khi lên đến 50 độ C, tạo điều kiện cho những vật dễ cháy như lá khô, củi dăm,… bốc cháy dễ dàng, gây ra hỏa hoạn.
- Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như do tia lửa của sét đánh xuống, tia bức xạ (ánh nắng mặt trời) vô tình kết hợp với thấu kính lồi hội tụ sức nóng rọi vào các vật dễ cháy, dần tạo nên mồi lửa, dẫn đến những hiện tượng cháy nổ.
- Tia bức xạ khi kết hợp cùng với hỗn hợp dễ cháy cũng có thể gây ra hỏa hoạn.
- Khi áp suất bên ngoài không khí thay đổi đột ngột cũng có thể dẫn đến nguy cơ xảy ra các vụ nổ.

Nguồn điện
Điện cũng là nguyên nhân gây dẫn đến cháy nổ thường thấy hiện nay. Cháy nổ do điện xảy ra khi hệ thống điện nguồn bị quá tải, chập mạch, chập điện,… hoặc do cơ sở hạ tầng điện nhà bạn không đảm bảo, bị xuống cấp, cũ không đảm bảo an toàn,… dễ dẫn đến các vụ cháy nổ xảy ra.
Cháy nổ hóa học
Cháy nổ hóa học thường dễ xảy ra tại các phòng thí nghiệm hóa học. Vì đây là nơi chứa nhiều loại hóa chất nhất để phục vụ công tác nghiên cứu. Nếu để xảy ra những sơ xuất hoặc kết hợp với những chất không đúng, dễ xảy ra những phản ứng hóa học gây cháy nổ nguy hiểm. Ngoài phòng thí nghiệm, cháy nổ hóa học còn có thể xảy ra những nơi có chứa chất hóa học khác như: Trạm xăng dầu; các nhà máy hóa chất,…
Đặc biệt là ở các khu vực chứa hóa chất dễ cháy như nhà máy hóa chất, trạm xăng dầu, trạm gas,… nếu chẳng may xảy ra sự cố cháy nổ sẽ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng. Nhưng đây lại là những khu vực dễ cháy nổ nhất, chỉ cần một mồi lửa nhỏ hoặc bất kỳ tác nhân gây cháy nào xuất hiện cũng có thể phát hỏa ngay.
Cháy nổ vật lý
Có thể bạn chưa biết, ma sát tĩnh điện giữa hai hay nhiều vật với nhau hoặc ma sát mài,… sẽ sinh sản sinh một lượng nhiệt lớn, có thể bốc cháy bất cứ khi nào. Ngoài ra, Mỗi chất đều có một mức áp suất riêng, khi hiện tượng áp suất thay đổi đột ngột làm chênh lệch quỹ đạo xảy ra cũng là một trong những nguyên nhân gây nổ phổ biến hiện nay.
Ví dụ như pH3 sẽ gây nổ khi áp suất riêng của chúng bị giảm xuống; khi bạn đổ nước lạnh vào kim loại nóng chảy cũng làm thay đổi áp suất dẫn đến các vụ nổ.
Cách khắc phục sự cố cháy nổ
Khi có sự cố cháy nổ xảy ra, cách nhanh nhất để dập tắt đám cháy tại chỗ chính là dùng bình chữa cháy. Chính vì vậy, tại các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh, tòa nhà, căn hộ, nhà ở,… mọi người đều nên trang bị bình chữa cháy, trang bị cho mình những kỹ năng sử dụng bình chữa cháy để có thể nhanh chóng khắc phục sự cố nếu có cháy nổ xảy ra, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản.

Các biện pháp phòng chống cháy nổ hỏa hoạn cần lưu ý
Những nguy cơ hỏa hoạn, cháy nổ luôn xuất hiện xung quanh chúng ta. Cho nên bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cháy nổ, bạn cũng cần trang bị cho mình những kiến thức phòng cháy, chữa cháy cần thiết. Dưới đây, GFC Security sẽ chia sẻ với bạn những biện pháp phòng chống cháy nổ, hoả hoạn cần lưu ý:
- Trang bị các thiết bị PCCC cần thiết, đặt ở các vị trí dễ lấy, dễ thao tác khi có sự cố bất ngờ liên quan đến cháy nổ xảy ra.
- Tích cực tham gia các buổi tập huấn kiến thức PCCC, diễn tập tại đơn vị, cơ quan, nơi làm việc.
- Kiểm tra thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị điện đảm bảo an toàn.
- Sử dụng điện đúng tải, công suất của thiết bị.
- Bố trí các thiết bị điện, bếp đun nấu và khu vực làm việc phù hợp, đảm bảo an toàn.
- Tắt tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng.
- Không để các vật có nguy cơ cháy, khi hàn, nấu ăn (các hoạt động sinh ra lửa, nhiệt lớn) cần tránh xa khu vực có đồ dễ cháy nổ.
- Không sản xuất, lưu trữ,…các chất dễ gây cháy nổ trái phép.
- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy.
- Khi có sự cố gas bị rò rỉ, cần nhanh vặn khóa vòi van và mở các cửa để lưu thông khí. Tuyệt đối không được kích hoạt bất kỳ thiết bị điện nào vì sẽ là điều kiện đủ làm nổ bình gas.
- Lắp chuông báo khói ở lối đi, sảnh, bên trong phòng ngủ và khu vực ngủ bên ngoài để kịp thời phát hiện và khắc phục nguy cơ cháy nổ.
- Kiểm tra hoạt động của hệ thống báo động khói, thay pin định kỳ mỗi tháng.
- Khi xảy ra sự cố về hỏa hoạn hãy gọi ngay cho 114 – lực lượng Cảnh Sát PCCC gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
- Khi mới phát hiện xảy ra hỏa hoạn, cần nhanh tay cúp cầu dao điện bằng một cây gậy gỗ hoặc một vật cách điện (lưu ý không được sử dụng tay không thực hiện).
- Không được dập lửa bằng nước đối với cháy do xăng dầu vì sẽ làm lửa không tắt mà lan rộng hơn. Trường hợp này nên dùng cát hoặc thiết bị chuyên dụng.
- Nếu một đám cháy xảy ra trong nhà của bạn, hãy ra ngoài, ở ngoài và gọi trợ giúp, không tự ý xông vào đám cháy vì bất kỳ lý do gì.
- Hệ thống các biệt bị điện nên có các bộ ngắt mạch tích hợp.
Riêng đối với những tòa nhà, cao ốc, trung tâm thương mại,… với kiến trúc cao tầng đặc biệt, cần lưu ý một số biện pháp PCCC quan trọng như:
- Xây dựng các tuyến đường sơ tán và sơ tán khẩn cấp khi xây dựng.
- Dấu hiệu, ký hiệu, chỉ dẫn lối thoát hiểm an toàn và trang bị hệ thống báo cháy.
- Đảm bảo tất cả các bình chữa cháy đều được sạc đầy, không bị hư hỏng và dễ dàng tìm thấy khi cần.

Phương pháp cứu người bị nạn trong khi xảy ra cháy nổ
Đối với những đám cháy nhỏ, mới bắt lửa bạn cần nhanh chóng xơ tán người ra khỏi khu vực cháy, sau đó tiến hành dập lửa bằng các biện pháp PCCC, thiết bị hỗ trợ, sau đó gọi ngay cho 114 để nhận sự giúp đỡ. Còn đối với những vụ cháy xảy ra ở những tòa cao ốc, nhà cao tầng thì gọi ngay 114 để lực lượng cứu hộ nhanh chóng để, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để cứu người.
Một số phương pháp sơ cứu nạn nhân
Đầu tiên, bạn đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có lửa, đảm bảo an toàn cho chính bản thân bạn trong suốt quá trình sơ cấp cứu. Đối với những nạn nhân còn tỉnh, bị thương do bỏng trong vụ cháy, bạn chấn an tinh thần họ và thực hiện các thao tác sơ cứu sau đây:
- Dùng nước lạnh làm dịu tất cả các hết bỏng trong ít nhất 20 phút đầu.
- Nếu không có đủ nước, bạn thấm ước 2 miếng vải, xen kẽ chườm vào vết bỏng, cứ sau 2 phút, thực hiện liên tục trong ít nhất 20 phút đầu.
- Không sử dụng nước đá, bơ, kem lạnh,… khác ngoài nước sạch tiếp xúc với vết thương người bị bỏng.
- Nhanh chóng tháo bỏ quần áo và đồ trang sức vì chúng có thể giữ nhiệt trên vết bỏng, đồ trang sức có thể ngăn chặn lưu lượng máu đến bỏng.
- Nhanh chóng đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục cấp cứu, điều trị các vết bỏng.
Đối với những nạn nhân đã bất tỉnh, bạn nhanh chóng thực hiện thao tác hô hấp nhân tạo, giúp bạn nhân hô hấp lại bình thường và gọi 115 để kịp thời đưa người bị nạn đi cấp cứu.
Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ về nguyên nhân dẫn đến cháy nổ, các biện pháp phòng chống đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về PCCC. Liên hệ GFC Security qua Hotline: 0778.247.113 để chúng tôi mang đến cho bạn những dịch vụ an ninh, bảo vệ tốt nhất hiện nay.
Xem thêm: Nghiệp vụ an ninh là gì? Một số nghiệp vụ an ninh cơ bản