Nhiệm vụ của phòng nghiệp vụ bảo vệ là gì?

Phòng nghiệp vụ được đánh giá là một bộ phận không thể thiếu của công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ, được ví như “xương sống” của các đơn vị an ninh, bảo vệ. Vậy phòng nghiệp vụ bảo vệ là gì, trách nhiệm, nhiệm vụ của phòng nghiệp vụ bảo vệ là gì? Hãy cùng GFC Security tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới nhé!

Phòng nghiệp vụ bảo vệ là gì?

Phòng nghiệp vụ bảo vệ là một bộ phận hành chính quan trọng của công ty bảo vệ, là bộ phận tham mưu chủ yếu về hoạt động của các dịch vụ bảo vệ trước Giám đốc Công ty. Phòng nghiệp vụ làm công tác trọng tâm đánh giá năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên. Đồng thời, đây cũng là bộ phận định hướng luân chuyển nhân viên, nhầm có thể giao đúng người, đúng việc.

Phòng nghiệp vụ đóng vai trò như “sống lưng” của ngành bảo vệ. Chính vì vậy, đây được xem là phòng ban quan trọng nhất, không thể thiếu khi thành lập công ty bảo vệ. Nhìn vào chất lượng phòng nghiệp vụ người ta có thể đánh giá được chất lượng dịch vụ bảo vệ của cả công ty.

Cán bộ của phòng nghiệp vụ bảo vệ, có khoảng 95% có xuất thân từ các đơn vị vũ trang của nhà nước như Công an, Quân đội. Họ đều là cán bộ từng công tác trong ngành công an, trong ban tác chiến của quân đội, chính vì vậy, khi xét về trình độ lẫn kinh nghiệm đều ở mức rất cao. Những cán bộ của phòng nghiệp vụ có thâm niên công tác trong ban tác chiến quân đội, công an, cho nên họ đã được đào tạo kỹ năng, chuyên môn sâu rộng, tư duy và hành động nhạy bén, quyết đoán trong mọi tình huống, có khả năng phán đoán chính xác cao, được huấn luyện sát với thực tế, cho nên khi về tác nghiệp, đào tạo tại các phòng nghiệp vụ của công ty bảo vệ sẽ đảm bảo chất lượng đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực về cả kỹ năng lẫn thái độ, phục vụ tốt nhất cho công tác bảo vệ an ninh, an toàn cho mục tiêu.

Phòng nghiệp vụ bảo vệ là gì?
Phòng nghiệp vụ bảo vệ là gì?

Nhiệm vụ của phòng nghiệp vụ bảo vệ

Nhiệm vụ chính của phòng nghiệp vụ bảo vệ chính là tham mưu, giúp việc cho Ban Giám Đốc trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, chịu trách nhiệm huấn luyện, đào tạo, quản lý về mặt chuyên môn, nghiệp vụ cho từng nhân viên.

Ngoài ra, nhiệm của phòng nghiệp vụ bảo vệ còn có những công việc khác có liên quan, cụ thể như sau:

  • Kiểm tra, rà soát và quản lý các hoạt động nghiệp vụ cho các nhân sự thuộc tổ, đội đang bảo vệ mục tiêu.
  • Quản lý chất lượng nhân viên đã được huấn luyện, phân bố nhân viên nhận nhiệm vụ tại các mục tiêu phù hợp với năng lực của từng người.
  • Xây dựng giáo án, quản lý hồ sơ, đào tạo và cung ứng nhân viên phù hợp với những yêu cầu mà khách hàng đã đặt ra.
  • Nhận xét, đánh giá khách quan về chất lượng nhân lực, đảm bảo an toàn cho các hoạt động bảo vệ, an ninh cho người và của tại mục tiêu.
  • Định hướng huấn luyện, chuyển giao nhân lực phù hợp với tính chất mục tiêu cần được bảo vệ.
  • Định hướng phát triển và mở rộng phạm vi cung ứng các loại hình dịch vụ an ninh, bảo vệ.
  • Lập sơ đồ phối hợp công tác an ninh trước, trong và sau khi triển khai các nhiệm vụ bảo vệ, đảm bảo an ninh cho mục tiêu, hạn chế tối đa những nhận xét không tốt, không hài lòng của khách hàng dành cho phía công ty bảo vệ.
  • Trực tiếp điều tra, xác định nguyên nhân các vụ mất mát, thất thoát tài sản, mất an ninh, trật tự tại các mục tiêu. Sau đó đề ra phương án giải quyết phù hợp rồi tham mưu cho ban Lãnh đạo công ty thông qua.
  • Đào tạo và tái đào tạo cho các nhân viên bảo vệ trước, trong và sau khi nhận nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu.
  • Trực tiếp thực hiện giao ban với khách hàng, nắm rõ những yêu cầu của khách hàng và đề ra phương án xử lý phù hợp, từ đó giúp công ty nâng cao chất lượng dịch vụ.
Nhiệm vụ của phòng nghiệp vụ bảo vệ
Nhiệm vụ của phòng nghiệp vụ bảo vệ

Phòng nghiệp vụ bảo vệ đào tạo những nghiệp vụ gì?

Tùy theo tính chất mục tiêu, dịch vụ mà phòng nghiệp vụ có thể đào tạo những nghiệp vụ khác nhau. Tuy nhiên, khi gia nhập đội ngũ bảo vệ của GFC Security, nhân viên bảo vệ sẽ được đào tạo những kỹ năng nghiệp vụ cần thiết bởi đội ngũ cán bộ chất lượng của Phòng nghiệp vụ – Đào tạo, bạn có thể tham khảo như sau:

Nghiệp vụ cơ bản:

  • Nội quy, quy chế công ty.
  • Nội quy điều hành.
  • Nghiệp vụ bảo vệ mục tiêu cố định, mục tiêu di động.
  • Cách thức lập báo cáo, biên bản.

Kiến thức pháp luật:

  • Kiến thức cơ bản về Luật: luật dân sự, luật hình sự, luật lao động, luật kinh tế,…
  • Nghị định và các thông tư có liên quan đến dịch vụ bảo vệ.

Kỹ năng giao tiếp:

  • Giao tiếp và ứng xử trong công tác bảo vệ: Ngữ điệu, chào hỏi, xưng hô, cách nghe và truyền đạt thông tin qua điện thoại.
  • Giao tiếp với cấp trên, khách hàng
  • Tiếp Anh giao tiếp cơ bản.

Kiến thức, kỹ năng PCCC:

  • Các nguyên tắc, quy định về công tác PCCC.
  • Phát hiện và nhận biết cháy nổ.
  • Các biện pháp PCCC.
  • Kỹ năng sử dụng các thiết bị chữa cháy.
  • Kỹ năng xử lý các tình huống cháy nổ, sơ cấp cứu.

Kỹ năng bảo quản và sử dụng các công cụ hỗ trợ:

  • Kỹ năng sử dụng trang thiết bị báo cháy, báo khói.
  • Kỹ năng vận hành các hệ thống theo dõi, báo động.
  • Kỹ năng sử dụng các thiết bị truyền và nhận tin.

Kỹ năng võ thuật:

  • Các kỹ năng võ thuật cơ bản của thế đứng, đòn đánh bằng tay, chân,…
  • Kỹ thuật phòng vệ, tránh né.
  • Kỹ năng khống chế, khóa và gỡ khóa.
  • Kỹ thuật đối kháng, chiến đấu.
  • Kỹ thuật tự vệ, tấn công.

Các kỹ năng xử lý những tình huống phát sinh:

  • Nghiệp vụ giải tán, di tản khẩn cấp, cứu hộ, cứu nạn.
  • Khả năng phản ứng với các tình huống khẩn cấp.
  • Nghiệp vụ vệ sĩ cao cấp, hộ tống.
  • Nghiệp vụ chống khủng bố.
Phòng nghiệp vụ bảo vệ đào tạo những nghiệp vụ gì?
Phòng nghiệp vụ bảo vệ đào tạo những nghiệp vụ gì?

Một công ty bảo vệ có được đánh giá cao hay không vẫn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên, chất lượng phòng nghiệp vụ là then chốt nhất. Có thể nói, bên cạnh những nhiệm vụ đã kể trên, phòng nghiệp vụ công ty bảo vệ còn có nhiệm vụ quan trọng nữa chính là xây dựng thương hiệu, hình ảnh cho công ty.

Hy vọng với những chia sẻ về nhiệm vụ của phòng nghiệp vụ bảo vệGFC Security vừa cung cấp đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích. Nếu cần thuê dịch vụ an ninh, bảo vệ thì đừng ngần ngại gọi ngay cho chúng tôi theo hotline: 0778.247.113, để GFC Security hân hạnh đồng hành bảo vệ bạn.

Xem thêm: Nghiệp vụ an ninh là gì? Một số nghiệp vụ an ninh cơ bản

5/5 - (600 bình chọn)

ĐÁNH GIÁ

HỖ TRỢ ONLINE

Chứng nhận ISO

.