Trong rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Việc đảm bảo an toàn cho nhân viên, khách hàng và tài sản của công ty là điều quan trọng. Điều này làm nên sự cần thiết của lực lượng bảo vệ. Một trong những quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nhân viên bảo vệ đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của một công ty.
Để nhận biết được nhân viên bảo vệ và các nhân viên khác pháp luật nước ta hiện nay đã ban hành các văn bản pháp luật. Đưa ra các quy định về lực lượng bảo vệ tại tổ chức, doanh nghiệp một cách cụ thể. Dưới đây, bài viết của GFC Security sẽ giúp quý đọc giả hiểu rõ hơn về quy định đồng phục bảo vệ trong các tổ chức, doanh nghiệp. Mời các bạn cùng theo dõi nhé.
Nghiệp vụ và quyền hạn của lực lượng bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp
Quyền hạn của lực lượng bảo vệ
Trên thực tế và theo quy định của cơ quan nhà nước, pháp luật. Lực lượng bảo vệ tại các cơ quan doanh nghiệp có những quyền hạn như sau:
- Tiến hành kiểm tra và đôn đốc các bộ phận, đơn vị, cán bộ và công nhân viên trong tổ chức, doanh nghiệp. Đảm bảo tuân thủ các quy định về an ninh, trật tự và nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp theo luật pháp.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng bảo vệ của cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức chính trị có quyền kiểm tra. Những vật được phép kiểm tra bao gồm giấy tờ, hàng hóa và phương tiện ra vào cơ quan, doanh nghiệp. Trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc nội quy của tổ chức, doanh nghiệp.
- Lực lượng bảo vệ của cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức chính trị có quyền thực hiện công tác xác minh những vụ việc xảy ra trong tổ chức, doanh nghiệp theo thẩm quyền được giao hoặc theo yêu cầu của cơ quan Công an có thẩm quyền.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, lực lượng bảo vệ của cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức chính trị có quyền từ chối thực hiện các yêu cầu vi phạm pháp luật và phải báo cáo cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Ngoài những quyền hạn đã được đề cập, còn tồn tại một số quyền hạn khác.
Nhiệm vụ của các lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp
Theo quy định của pháp luật và trên thực tế, lực lượng bảo vệ của cơ quan, doanh nghiệp có những nhiệm vụ cơ bản như sau:
- Lực lượng bảo vệ của cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức chính trị. Có nhiệm vụ thực hiện các phương pháp nghiệp vụ dựa theo quy định của pháp luật. Được sự hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ của lực lượng Công an. Nhằm phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp. Khi phát hiện vi phạm, lực lượng bảo vệ phải kịp thời đề xuất với người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp biện pháp xử lý thích hợp.
- Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức chính trị có nhiệm vụ bao gồm việc giám sát và kiểm soát người ra vào cơ quan, doanh nghiệp. Trong trường hợp xảy ra các vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự và an toàn của cơ quan, doanh nghiệp, họ phải tổ chức bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của cơ quan, doanh nghiệp, cấp cứu nạn nhân, bắt giữ người phạm tội và báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.
- Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị cũng có trách nhiệm chủ động tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy. Giữ gìn trật tự công cộng ở cơ quan, doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc thực hiện các quy định về kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống cứu hỏa. Tuyên truyền kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho cán bộ, nhân viên và người lao động trong cơ quan, doanh nghiệp. Cũng như giữ gìn trật tự, an toàn giao thông và trật tự công cộng tại khu vực cơ quan, doanh nghiệp.
- Lực lượng bảo vệ tại cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị có nhiệm vụ quan trọng trong việc tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại cơ quan, doanh nghiệp. Đồng thời phải thực hiện công tác xây dựng cơ quan, doanh nghiệp an toàn bằng cách nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng chống nguy cơ, xử lý tình huống. Đảm bảo sự an toàn cho nhân viên và tài sản của cơ quan, doanh nghiệp.
- Lực lượng bảo vệ ở cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị có nhiệm vụ hợp tác với Công an địa phương. Nhằm để cùng nhau theo dõi tình hình, bảo vệ an ninh, trật tự và an toàn cho cơ quan, doanh nghiệp. Họ cũng phải đề xuất cho lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp xây dựng nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp. Đề xuất kế hoạch và biện pháp phòng chống tội phạm cũng như các hành vi vi phạm pháp luật khác trong cơ quan, doanh nghiệp.
- Lực lượng bảo vệ tại các đơn vị hành chính, doanh nghiệp có nhiệm vụ phối hợp với các tổ chức quần chúng trong cơ quan, doanh nghiệp. Nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao ý thức cảnh giác cho tất cả nhân viên trong cơ quan, doanh nghiệp. Hướng dẫn các mọi người tham gia công tác bảo vệ an ninh. Giữ gìn trật tự, an toàn trong các cơ quan, doanh nghiệp. Đồng thời xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo, huấn luyện về bảo vệ an ninh, trật tự và an toàn cho nhân viên và người đến công tác
- Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị. Có nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn của cơ quan, doanh nghiệp, theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Quy định về đồng phục bảo vệ
Yêu cầu đối với cầu vai đồng phục bảo vệ
- Với những người đảm nhiệm vai trò chủ chốt trong công tác an ninh, bảo vệ của cơ quan, họ sẽ được trang bị cầu vai có ba vạch.
- Những nhân viên bảo vệ đã hoàn thành năm năm trở lên trong công việc của mình sẽ được trang bị cầu vai với hai vạch.
- Còn đối với những nhân viên bảo vệ đã có kinh nghiệm làm việc dưới năm năm, họ sẽ được trang bị cầu vai có một vạch.
Yêu cầu đối với sao hiệu bảo vệ
Để tăng tính đồng nhất và trang trọng, sao hiệu của đồng phục bảo vệ cần được thiết kế với một tấm lá chắn nằm giữa hai cành tùng bao quanh. Phần lá chắn phải nổi cao hơn cành tùng, mặt lồi.
Ở giữa tấm lá chắn là ngôi sao năm cánh, hai bên có hình bông lúa.
Chữ bảo vệ được đặt trên nền dải lụa có hình bánh xe lịch sử.
Về màu sắc, cành tùng được mạ màu trắng. Dải lụa, bánh xe, bông lúa, đường viền lá chắn, ngôi sao được mạ hợp kim màu vàng. Có nền hình bông lúa, chữ bảo vệ màu xanh lam đậm. Nền ngôi sao tia nổi được sơn men kính màu đỏ đun. Đây là những yêu cầu cần thiết để đảm bảo tính nhận dạng và đồng bộ trong trang phục bảo vệ.
Yêu cầu đối với cấp hiệu của đồng phục bảo vệ
Cấp hiệu của đồng phục bảo vệ được làm bằng băng dệt. Bên trong có chứa nhựa để giữ dáng. Trên cấp hiệu cần thêu hình lá chắn, hai bên có hai bông lúa chéo cuống. Ở giữa lá chắn là một ngôi sao vàng năm cánh. Phía đầu vát của cấp hiệu có một cúc cấp hiệu được gắn bằng kim loại. Được dập nổi với hình ảnh ngôi sao năm cánh ở giữa. Hai bên là hai bông lúa và chữ bảo vệ phía dưới.
Nền cấp hiệu của đồng phục bảo vệ có nền màu xanh lam, được bao quanh bởi viền màu vàng sẫm. Hình lá chắn ở giữa cấp hiệu có màu xanh dương, được bao phủ bởi viền lá chắn. Hai bông lúa và ngôi sao màu vàng. Cúc cấp hiệu được làm bằng kim loại màu trắng bạc. Vạch ngang phân cấp được sơn màu vàng tươi.
Yêu cầu đối với phù hiệu của đồng phục bảo vệ
Phù hiệu của đồng phục nhân viên bảo vệ có hình thoi và được làm bằng vật liệu có cốt nhựa. Tâm giữa của phù hiệu có chữ bảo vệ được chạm trổ bằng kim loại. phía sau phù hiệu có ghim để gắn vào áo vest. Nền phù hiệu được sơn màu xanh lam. Chữ bảo vệ phải được làm bằng kim loại màu trắng bạc để tạo sự nổi bật và dễ nhận diện.
Yêu cầu đối với mũ bảo vệ
1. Mũ kê-pi: phông hình tròn, được trang trí tán ôzê với sao hiệu bảo vệ ở mặt trước của mũ.
Ở phía trước, trên lưỡi trái của mũ, có dây trang trí được làm bằng sợi tết kiểu đuôi sam màu vàng. Mỗi đầu dây được gắn vào một cúc kim loại mạ màu trắng gắn vào thành cầu mũ.
2. Mũ mềm: Mặt mũ được làm bằng nhựa cứng và bao gồm bốn mảnh khác nhau. Ngoài ra, mặt mũ cũng được lót bên trong để tạo sự thoải mái cho người đội.
Phía trên trán nón có ôzê lắp sao hiệu bảo vệ. Hai bên mang nón mỗi bên có ba ôzê thoát khí, phía trong chân cầu được may bằng vải giả da, phía sau mũ có dây điều chỉnh để vừa từng người.
3. Mũ cứng: Hình ô van, cốt được làm từ bột giấy, bọc bên ngoài một lớp vải. Trán mũ được đóng một ôzê, hai bên má quả mũ mỗi bên tán hai ôzê thoát khí. Mũ có trong lòng quai và chân cầu.
4. Màu sắc của mũ đồng phục bảo vệ: có màu tím than, riêng đối với mũ kê-pi có dây trang trí màu vàng và cúc kim loại màu trắng.
Yêu cầu đối với quần áo đồng phục bảo vệ
Các trang phục bảo vệ cho mùa xuân hè bao gồm áo ngắn tay và áo dài tay màu xanh dương, kết hợp với quần dài màu tím than. Những trang phục này có thể thích hợp cho những khu vực có khí hậu ấm áp và nhiều nắng.
Các trang phục bảo vệ cho mùa thu đông bao gồm áo sơ mi màu xanh dương, áo veston, áo ấm và quần màu tím than, cùng với cà vạt màu tím than. Những trang phục này sẽ phù hợp với những khu vực có khí hậu lạnh hơn và có thể giúp bảo vệ tốt hơn cho nhân viên bảo vệ trong mùa đông.
Tuy nhiên, việc lựa chọn trang phục phù hợp còn phụ thuộc vào điều kiện thực tế và khí hậu của từng khu vực khác nhau. Các đơn vị cấp phát và sử dụng trang phục bảo vệ nên cân nhắc để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và phù hợp với yêu cầu công tác của lực lượng bảo vệ đang làm nhiệm vụ tại cơ quan, doanh nghiệp.
Quy định mới về trang phục lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 1 của Thông tư 08/2016/TT-BCA, do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, trang phục cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp bao gồm áo, quần, giày, tất, đai và mũ bảo hiểm.
Thông tư này chi tiết hóa việc quy định về mẫu, cấu tạo, màu sắc và kiểu dáng của trang phục. Cũng như quy định về sao hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, ký hiệu, biển hiệu gọi chung là trang phục. Ngoài ra, thông tư cũng quy định về niên hạn, cấp phát và sử dụng trang phục của lực lượng bảo vệ làm việc các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. Tổ chức chính trị tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thông tư này cũng nhấn mạnh rằng trang phục phải thể hiện tính chuyên nghiệp, sự nghiêm chỉnh và đồng bộ trong kiểu dáng, màu sắc và chất liệu, đồng thời phù hợp với yêu cầu công tác, môi trường làm việc và khí hậu của từng khu vực khác nhau. Các đơn vị cấp phát và sử dụng trang phục bảo vệ cần tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động và sức khỏe cho người sử dụng.
Ngoài ra, theo Điều 2 của Thông tư 08/2016/TT-BCA, các đối tượng được áp dụng Thông tư này bao gồm:
- Đối tượng thứ nhất là lực lượng bảo vệ tại các cơ quan và doanh nghiệp.
- Đối tượng thứ hai bao gồm cơ quan và doanh nghiệp Việt Nam, cũng như các doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài. Cái mà hoạt động trên lãnh thổ của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Đối tượng thứ ba bao gồm các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động bảo vệ cơ quan và doanh nghiệp.
Đồng thời, các doanh nghiệp, cơ quan, và lực lượng bảo vệ. Hoạt động trong các cơ quan, doanh nghiệp được quản lý bởi Công an nhân dân và Quân đội nhân dân sẽ không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư 08/2016/TT-BCA do Bộ Công an ban hành.
Theo quy định trên, nếu một công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ được quản lý bởi Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân dân. Thì không phải tuân thủ quy định về trang phục trong Thông tư 08/2016/TT-BCA. Tuy nhiên, nếu công ty này được thành lập theo Luật doanh nghiệp và không thuộc sự quản lý của Công an hay Quân đội, thì sẽ phải tuân thủ các quy định trong Thông tư 08/2016/TT-BCA.
Để đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong công tác bảo vệ, trang phục của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp cần tuân thủ các yêu cầu sau:
- Đáp ứng các yêu cầu công tác của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và phù hợp.
- Tuân thủ các quy định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã của trang phục theo quy định.
- Đảm bảo trang bị và sử dụng đúng đối tượng và mục đích.
Vậy, thông qua bài viết trên. GFC Security đã giúp cho các bạn có thêm thật nhiều kiến thức liên quan đến quy định đồng phục bảo vệ. Hy vọng bào viết trên sẽ mang đến cho các bạn thật nhiều thông tin thật hữu ích.