Quy trình an ninh nhà máy như thế nào?

Bạn đang cần thuê bảo vệ nhà máy, xí nghiệp nhưng không biết quy trình an ninh nhà máy, xí nghiệp như thế nào? Vậy thì để GFC Security bật mí với bạn tất tần tật về quy trình giữ an ninh, trật tự, an toàn khu vực nhà máy, xí nghiệp mà chúng tôi đang cung cấp dịch vụ, cùng tìm hiểu ngay nhé!

** Dưới đây là quy trình an ninh nhà máy của GFC Security đang cung cấp cho các đơn vị sử dụng dịch vụ bảo vệ nhà máy, xí nghiệp của chúng tôi, chỉ có tính chất tham khảo. Tùy thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ bảo vệ, quy trình này có thể thay đổi.

Nhiệm vụ của bảo vệ nhà máy, xí nghiệp

  • Kiểm tra, kiểm soát lượt người, phương tiện ra vào khu vực nhà máy, xí nghiệp.
  • Ngăn chặn kịp thời các hành vi phá hoại, trộm cắp tài sản xảy ra trong khu vực mục tiêu được chỉ định bảo vệ.
  • Đảm bảo duy trì nề nếp, nội quy, quy định của nhà máy, xí nghiệp được thực hiện.
  • Tuần tra thường xuyên, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các nguy cơ tiềm ẩn gây cháy nổ.
  • Tham gia đầy đủ, thường xuyên các khóa tập huấn phòng cháy chữa cháy, kiểm tra các thiết bị PCCC, kiểm tra các thiết bị điện đang hoạt động.
  • Hướng dẫn khách khi đến làm việc tại nhà máy, xí nghiệp.
  • Báo cáo tình hình an ninh nhà máy và các khu vực được bảo vệ định kỳ, lên cấp trên, đề xuất những phương án bảo vệ phù hợp.
Nhiệm vụ bảo vệ nhà máy
Nhiệm vụ của bảo vệ nhà máy xí nghiệp

Nguyên tắc bố trí bảo vệ nhà máy, xí nghiệp

  • Vấn đề an ninh trật tự và PCCC phải luôn được đặt lên hàng đầu.
  • Nhân viên bảo vệ an ninh nhà máy có khả năng chịu áp lực tốt.
  • Tuần tra khu vực chịu trách nhiệm an ninh theo chu kỳ hoặc bố trí đột xuất, ngẫu nhiên, tùy tình hình.
  • Khả năng hỗ trợ các vị trí khác nhau trong cùng một mục tiêu.
  • Thực hiện đúng phương án đã cam kết với khách hàng trong hợp đồng.
Nguyên tắc bố trí bảo vệ nhà máy
Nguyên tắc bố trí bảo vệ nhà máy xí nghiệp

Quy trình kiểm soát an ninh nhà máy

Quy trình kiểm soát khách

  • Với khách hàng đến liên hệ làm việc, nhân viên bảo vệ yêu cầu khách hàng gọi điện cho người cần gặp sau đó chuyển máy cho bảo vệ. Nhân sự trong nhà máy đồng ý cho vào thì tiến hành làm thủ tục đăng ký làm việc, tạm giữ giấy tờ tùy thân (CMND hoặc CCCD) sau đó cấp thể khách để khách vào làm việc và ghi giờ đến vào sổ theo dõi trong ca trực.
  • Khi khách hàng ra về bảo vệ thu lại thẻ khách, ghi chú lại giờ ra về, ký sổ và trả lại giấy tờ tùy thân đã tạm giữ trước đó, tiễn khách ra về.
Quy trình kiểm soát khách
Quy trình kiểm soát khách của an ninh nhà máy

Quy trình kiểm soát công nhân

  • Kiểm tra công nhân trước khi vào ca làm việc phải được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động, đeo thẻ hoặc bảng tên.
  • Yêu cầu công nhân đăng ký tài sản, máy móc, dụng cụ phục vụ công việc (nếu có).
  • Kiểm tra công nhân trước khi ra khỏi nhà máy, có thể dùng máy dò kim loại để kiểm tra hoặc kiểm tra trực tiếp.
  • Những tài sản, vật tư được mang ra từ trong nhà máy phải yêu cầu xuất trình giấy tờ hợp lệ, phiếu lệnh,… nếu hợp lệ mới cho mang đi.
  • Đảm bảo đội ngũ cán bộ, công nhân trong nhà máy phải thực hiện nghiêm nội quy do nhà máy, xí nghiệp đặt ra.
  • Đối với trường hợp bộ, công nhân trong khu vực nhà máy có hành vi gây rối, phạm tội như trộm cắp tài sản, nhân viên an ninh nhà máy phải ngay lập tức bắt giữ và phải lập biên bản thu giữ lại tang vật, báo cáo lên cấp trên. Sau đó lập hồ sơ giao cho cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.
Kiểm soát công nhân
Quy trình kiểm soát công nhân

Quy trình kiểm soát hàng hóa tại nhà máy

  • Đối với hàng hóa nhập vào nhà máy, bảo vệ phải đăng ký và ghi vào sổ nhập hàng hóa theo quy định tại mục tiêu làm việc.
  • Với hàng hóa xuất ra phải kiểm tra giấy tờ, lệnh xác nhận của ban quản lý nhà máy, nếu hợp lệ thì ghi nhận vào sổ xuất hàng để theo dõi, đồng thời bảo vệ cũng giữ lại các phiếu hoặc lệnh xuất để đối chiếu.
  • Đối với hàng hóa, sản phẩm nhập vào, xuất ra ở nhà máy đều phải được kiểm soát và ghi chép đầy đủ vào “Sổ đăng ký xuất nhập hàng hóa”.
  • Nếu kiểm tra phát hiện thấy hàng hóa xuất – nhập không hợp lệ, không trùng khớp với số lượng ghi trên hóa đơn, biên bản, chứng từ thì phải lập tức cho dừng xe và báo ngay với Ban lãnh đạo nhà máy, yêu cầu làm rõ vấn đề.
Quy trình kiểm soát hàng hóa
Quy trình kiểm soát hàng hóa tại nhà máy

Bên cạnh đó, an ninh nhà máy còn phải kiểm soát các khu vực chức năng theo quy trình:

  • Đối với những bộ phận liên quan tại nhà máy như vệ sinh, sửa chữa, vận tải, nấu ăn, kỹ thuật, bảo trì,… thường xuyên ra vào thì phải có danh sách niêm yết tại bảo vệ, danh sách này phải được đồng ý, đóng dấu, ký tên bởi những người có thẩm quyền trong ban lãnh đạo, quản lý.
  • Quan sát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời mọi trường hợp xâm nhập hoặc có hành vi bất thường xung quanh khu vực làm việc, khuôn viên nhà máy.

Quy trình xử lý người bị nạn

Trong tình huống có người bị thương hoặc tai nạn lao động xảy ra, quy trình an ninh nhà máy được thực hiện như sau:

  • Thông báo đến Ban giám đốc và ngay lập tức đến hiện trường xem xét và đánh giá tình hình nạn nhân, nếu nặng thì lập tức gọi cấp cứu. Trong trường hợp nạn nhân có thể ngồi xe thì sử dụng các phương tiện hiện có ở nhà máy để đưa nạn nhân đi cấp cứu.
  • Trong khi chờ nhân viên tại bệnh viện gần nhất đến cấp cứu, có thể dùng các biện pháp sơ cứu tại chỗ đối với các trường hợp bị nhẹ, đang chảy máu, không để nạn nhân mất máu quá nhiều.
  • Trường hợp nạn nhân khó hô hấp phải sơ tán khẩn cấp đám đông, tạo không gian để nạn nhân có thể hít thở dễ dàng.
  • Tìm hiểu các thông tin các nhân như họ tên, CMND, nơi làm việc, nơi ở,… liên lạc ngay với người thân để báo tình hình của nạn nhân đến cấp cứu.
  • Sau khi kết thúc sự việc, bảo vệ có nhiệm vụ viết Báo cáo và Tường trình sự việc rõ ràng, sau đó gửi cho Ban quản lý và Phòng nghiệp vụ Công ty Bảo vệ GFC Security.

Quy trình xử lý trộm cắp

Khi nhận được thông tin có trường hợp mất cắp xảy ra trong khu vực nhà máy, cán bộ ghi nhận toàn bộ thông tin theo tin báo của người mất tài sản, yêu cầu nạn nhân viết tường trình sự việc. Sau đó báo cáo sự việc cho Ban giám đốc và Phòng nghiệp vụ bảo vệ GFC Security.

Ngay sau đó lặp biên bản sự việc và làm rõ một số nội dung:

  • Tài sản đó là gì?
  • Tên gọi (tên của tài sản qua chứng từ)
  • Tài sản có tại nhà máy từ bao giờ?
  • Số lượng tài sản (theo mô tả của chủ sở hữu)
  • Công dụng/chức năng của tài sản bị mất cắp
  • Giá trị ước chừng của tài sản.

Xử lý:

  • Bộ phận an ninh nhà máy sẽ tiến hành kiểm tra sổ ghi chép giao ca và theo dõi các ca trực trong thời điểm mất cắp tài sản, kiểm tra toàn bộ camera an ninh trong khu vực.
  • Tiến hành khoanh vùng các đối tượng có liên quan, đối tượng tình nghi.
  • Nhận định khả năng, suy đoán nguyên nhân mất tài sản.
  • Xác định xem thời điểm xảy ra vụ việc có tổ công nhân nào đang làm việc, xác định những ai thường xuyên xuất hiện xung quanh khu vực tài sản.
  • Tìm hiểu xem tài sản đã được đưa ra ngoài hay chưa? Bằng cách nào? Bằng con đường nào? (VD: Cạy cửa đột nhập, do nội bộ,…)
  • Yêu cầu viết tường trình đối với những nhân viên bảo vệ trong ca trực (ca trực xảy ra vụ việc) và những người có liên quan.
  • Trong trường hợp nhận định tài sản bị mất vào khoảng thời gian nhà máy tạm nghỉ, bảo vệ có trách nhiệm bảo vệ hiện trường để phục vụ cho công tác điều tra sau này, tuyệt đối không cho những người không có phận sự tiếp cận khu vực hiện trường.
  • Lập biên bản báo cáo ban quản lý nhà máy và Công ty bảo vệ GFC Security.
  • Khi vụ việc kết thúc, nhân viên bảo vệ có nhiệm vụ phải lập Báo cáo và gửi một bản tường trình về
  • vụ việc nói trên cho ban quản lý, Cơ quan điều tra (nếu có) và GFC Security.
  • Bảo vệ tăng cường lực lượng tuần tra vào các thời điểm nhà máy, xí nghiệp tạm nghỉ để đề phòng trường hợp mất cắp tiếp tục diễn ra.
  • Sau vụ việc, toàn bộ đội bảo vệ tại nhà máy phải họp bàn để đánh giá, rút kinh nghiệm và xác định chính xác tài sản bị mất cắp.
Quy trình xử lý trộm cắp
Quy trình xử lý khi có trộm cắp xảy ra

Trách nhiệm của bảo vệ đối với tài sản

Cần phải lập thủ tục bồi thường theo quy định tại các điều khoản đã ký trong hợp đồng bảo vệ nhà máy theo các nguyên tắc sau:

  • Đối với những tổn thất, mất mát tài sản của cán bộ công nhân viên và khách của Bên A (đã được bàn giao cho nhân viên bảo vệ Bên B trông giữ) trong phạm vi khu vực bảo vệ do lỗi hoàn toàn của nhân viên bảo vệ Bên B thì Bên B phải chịu trách nhiệm bồi thường 100% giá trị thiệt hại (sau khi đã tính khấu hao theo quy định).
  • Đối với những tổn thất, mất mát tài sản, của cán bộ, công nhân viên, khách của Bên A (đã được giao cho nhân viên bảo vệ Bên B trông giữ) trong phạm vi khu vực bảo vệ do những nguyên nhân khác gây ra, thì dựa trên cơ sở xác định lỗi và mức độ thiệt hại là hậu quả trực tiếp do lỗi đó gây ra làm căn cứ bồi thường.

Bắt giữ được kẻ gian đột nhập nhà máy

  • Trong trường hợp có kẻ gian đột nhập vào nhà máy, bảo vệ bắt được ngay lập tức đưa đến phòng trực, lập biên bản sự việc sau đó yêu cầu kẻ gian ký vào biên bản.
  • Thông báo cho cơ quan công an khu vực về vụ việc. Giám sát chặt chẽ đối tượng, không để đối tượng trốn thoát.
  • Bảo vệ hiện trường, bằng chứng để phục vụ cho công tác điều tra về sau.
  • Mời đại diện của ban giám đốc nhà máy làm chứng vụ việc.
  • Khi công an đến, bảo vệ lập biên bản bàn giao kẻ gian cho công an. Trong biên bản cần ghi rõ: Tình trạng sức khỏe của kẻ gian, các tang chứng, vật chứng (nếu có).
  • Khi vụ việc kết thúc, bảo vệ lập báo cáo và tường trình vụ việc gửi về cho ban quản lý, cơ quan điều tra và công ty bảo vệ GFC Security.
  • Sau vụ việc, toàn bộ đội ngũ bảo vệ phải họp bàn để đánh giá và rút kinh nghiệm.

Trên đây là toàn bộ quy trình an ninh nhà máy, nằm trong gói dịch vụ bảo vệ mục tiêu cố địnhGFC Security đang cấp. Nếu bạn đang cần tư vấn các giải pháp an ninh nhà máy, xí nghiệp, chung cư, trung tâm thương mại, cửa hàng, ngân hàng, trường học, bệnh viện,… thì đừng ngần ngại gọi ngay về số hotline 0778.247.113 để được chúng tôi hỗ trợ một cách tốt nhất.

>>> Xem thêm: Chi tiết phương án bảo vệ mục tiêu an toàn, hiệu quả

5/5 - (600 bình chọn)

ĐÁNH GIÁ

HỖ TRỢ ONLINE

Chứng nhận ISO

.