Quy trình đào tạo nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp, mới nhất

Nhân viên bảo vệ trước khi nhận nhiệm vụ bảo vệ tại bất kỳ một mục tiêu nào đều đã phải trải qua một quá trình đào tạo, huấn luyện đúng quy trình, nhằm đảm bảo các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, giúp họ có thể hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. Vậy quy trình đào tạo nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp sẽ diễn ra như thế nào? Cùng GFC Security tìm hiểu nhé!

Bảo vệ là nghề gì? Vì sao cần đào tạo bảo vệ?

Nghề bảo vệ là một công việc thuộc nhóm ngành lao động phổ thông, không có yêu cầu gắt gao về trình độ. Nhiên viên bảo vệ được hiểu là người phụ trách giữ gìn an toàn cho một cơ quan hay một nhân vật. Người bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự nội bộ, bảo vệ tính mạng, tài sản tại khu vực mục tiêu được phân công nhiệm vụ.

Chính vì nhiệm vụ đặc biệt, tính chất công việc phức tạp với những mối đe dọa có thể xảy ra bất cứ khi nào tại mục tiêu, cho nên nhân viên bảo vệ cần được đào tạo các kỹ năng. Trong bối cảnh hiện nay, tình trạng tội phạm xã hội vẫn còn phức tạp, nếu không chú trọng công tác đào tạo, các nhân viên bảo vệ sẽ rất khó có thể hoàn thành công việc cũng như nhiệm vụ của mình. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các công ty, doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp,…. các mục tiêu khác đang thuê bảo vệ cũng ảnh hưởng vì sự an toàn, an ninh tại khu vực của họ đang bị đe dọa.

Bảo vệ là nghề gì? Vì sao cần đào tạo bảo vệ?
Bảo vệ là nghề gì? Vì sao cần phải đào tạo bảo vệ?

Ai là người được phép đào tạo bảo vệ?

Có thể bạn chưa biết, nhân viên bảo vệ là một vị trí quan trọng đối với các cơ quan., doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trường học, bệnh viện,… Cho nên việc đào tạo nhân viên bảo vệ rất quan trọng, giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo bảo vệ phải có trình độ chuyên môn, bằng cấp (yêu cầu tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên các ngành có liên quan). Cơ sở đào tạo bảo vệ cũng phải có giáo trình đào tạo phù hợp, đúng chuyên môn, pháp luật. Thông thường nhân viên bảo vệ sẽ được đào tạo ít nhất 30 ngày trước khi nhận nhiệm vụ. Theo quy định của pháp luật hiện hành, những đối tượng sau đây được phép cấp quyền đào tạo nhân viên bảo vệ.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Căn cứ tại Khoản 3, Điều 12, Nghị định 96/2016/NĐ-CP, các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ để được cấp phép đào tạo bảo vệ, cần đáp ứng được những yêu cầu sau đây:

  • Có phòng học.
  • Có địa điểm tập luyện, tập huấn (sân tập, bãi tập,…)
  • Có ban quản lý cho nhân viên bảo vệ.
  • Số lượng nhân viên bảo vệ tham gia 1 khóa đào tạo từ 300 người trở lên.
  • Phải có giảng viên đúng tiêu chuẩn hoặc thuê giảng viên giảng giảng theo hợp đồng.

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ nếu có nhu cầu hoạt động kinh doanh đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ cho cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ khác thì phải thực hiện theo Khoản 2, Điều 12, Nghị định 96/2016/NĐ-CP. Theo luật định, những công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ khi muốn đào tạo bảo vệ phải cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền, theo quy định tại Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP những tài liệu, minh chứng về chức năng đào tạo, đính kèm giáo trình, chương trình đào tạo để phía cơ quan công an có thẩm quyền thông qua trước khi mở lớp đào tạo.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Trung tâm dạy nghề của các trường Công an nhân dân

Căn cứ tại Khoản 2, Điều 12, Nghị định 96/2016/NĐ-CP, các trung tâm dạy nghề thuộc về trường Công an nhân dân có quyền đào tạo nhân viên bảo vệ. Khi mở lớp đào tạo, các trung tâm này phải cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền, theo quy định tại Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, các tài liệu, minh chứng về chức năng đào tạo nhân viên bảo vệ của mình, trong đó có đính kèm giáo trình, chương trình đào tạo bảo vệ, để phía cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá rồi cấp quyền đào tạo.

Trung tâm dạy nghề của các trường Công an nhân dân
Trung tâm dạy nghề của các trường Công an nhân dân

Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc Công an từ cấp tỉnh trở lên

Căn cứ tại Khoản 2, Điều 12, Nghị định 96/2016/NĐ-CP, các trung tâm huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc Bộ công an từ cấp tỉnh trở lên, khi muốn tham gia vào hoạt động đào tạo nhân viên bảo vệ, cần cung cấp cho cơ quan công an có thẩm quyền, được quy định tại Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, giáo trình, chương trình đào tạo, các tài liệu, minh chứng có liên quan để được cấp phép đào tạo theo hợp pháp.

Như vậy, có thể thấy rằng, công tác đào tạo nhân viên bảo vệ khá nghiêm ngặt, không phải bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có thẩm quyền tham gia các hoạt động này. Muốn tham gia đào tạo bảo vệ cần phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện, được cấp phép của cơ quan Công an theo luật định. Quy trình đào tạo nhân viên bảo vệ cũng đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn, nghiêm ngặt, cùng tìm hiểu tiếp nhé!

Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc Công an từ cấp tỉnh trở lên
Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc Công an từ cấp tỉnh trở lên

Quy trình đào tạo nhân viên bảo vệ đơn giản, hiệu quả

Giới thiệu cơ cấu tổ chức và các quy chế, nội quy, văn hóa công ty

Điều đầu tiên nhân viên bảo vệ được truyền đạt chính là những quy chế, cơ cấu tổ chức, nội quy, văn hóa của đơn vị mà mình đăng ký làm việc. Vì khi nắm được nội quy, quy chế của đơn vị, nhân viên bảo vệ mới có thể ý thức được trách nhiệm, quyền lợi của mình, từ đó giúp nhân viên bảo vệ có thể đề ra mục tiêu, phương hướng phấn đấu, hoàn thành tốt công việc được giao.

Ngoài ra, ở giai đoạn đào tạo này, nhân viên bảo vệ còn phải học thêm những quy định của pháp luật trong bộ luật hình sự. luật dân sự, luật lao động để hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, để có cách hành xử, ứng biến đúng chuẩn mực, đúng pháp luật khi xử lý những tình huống, sự cố xảy ra trong quá trình nhận nhiệm vụ sau này.

Huấn luyện về nghiệp vụ chuyên môn

Trong quy trình đào tạo nhân viên bảo vệ phải trải qua những lần huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ sau khi đã học lý thuyết. Những chuyên môn, nghiệp vụ liên quan được huấn luyện bao gồm: Nghi thức; tác phong; điều lệnh; đội ngũ; nghiệp vụ tuần tra; kiểm soát, kiểm tra; hướng dẫn; ngăn chặn và xử lý sự cố.

Ngoài ra, trong quá trình đào tạo bảo vệ còn được hướng dẫn những nghiệp vụ khác để hỗ trợ lực lượng chức năng khi cần thiết như điều phối giao thông, đống mở và quản lý niêm phong. Cuối cùng, trước khi trở thành nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp, họ sẽ được đào tạo về nghiệp vụ tạo lập và kiểm tra biên bản; báo cáo; ghi nhớ, nhận dạng và bảo vệ hiện trường.

Huấn luyện về nghiệp vụ chuyên môn
Huấn luyện về nghiệp vụ chuyên môn

Đào tạo các kỹ năng mềm

Bên cạnh kỹ năng nghề nghiệp bắt buộc, nhân viên bảo vệ còn được đào tạo kỹ năng mềm cần thiết trong quá trình làm việc như: Kỹ năng giao tiếp; kỹ năng xử lý tình huống,… Khả năng giao tiếp tốt là chìa khóa để người bảo vệ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Giao tiếp tốt tạo sự thoải mái cho những người xung quanh, giúp công việc trở nên dễ dàng hơn, đặc thù của nhân viên bảo vệ cũng thường xuyên tiếp xúc với nhiều người như khách hàng, đối tác, nhân viên đến làm việc tại mục tiêu.

Kỹ năng xử lý tình huống là kỹ năng hết sức cần thiết, nghề bảo vệ thường không lường trước được những tình huống, sự cố bất ngờ của thể xảy ra trong suốt quá trình làm việc. Cho nên họ cần được đào tạo kỹ năng để có phương án, cách thức linh hoạt, phù hợp để giải quyết những tình huống gặp phải khi nhận nhiệm vụ. Từ đó, giúp nhân viên bảo vệ tạo được niềm tin, sự yêu quý đối với khách hàng, giúp đơn vị cho thuê dịch vụ bảo vệ tăng uy tín, tiếng tăm, tên tuổi trong lĩnh vực.

Đào tạo các kỹ năng mềm
Đào tạo các kỹ năng mềm

Hướng dẫn sử dụng các thiết bị an ninh, công cụ hỗ trợ

Trong quá trình làm việc tại mục tiêu, nhân viên bảo vệ sẽ được trang bị những thiết bị an ninh, công cụ hỗ trợ để đảm bảo an ninh, an toàn tốt nhất cho mục tiêu. Chính vì vậy, trước khi nhận nhiệm vụ, trong quá trình đào tạo, bảo vệ sẽ được hướng dẫn sử dụng các thiết bị an ninh, công cụ hỗ trợ đến khi có thể sử dụng thành thạo chúng. Những kỹ năng được đào tạo bao gồm: Sử dụng các thiết bị hỗ trợ như bộ đàm, thiết bị liên lạc nội bộ.

Bên cạnh đó, họ còn được đào tạo về kỹ năng PCCC cơ bản như sau:

  • Các tình trạng cháy nổ và sơ cấp cứu.
  • Biện pháp phòng cháy và chữa cháy.
  • Kỹ năng sử dụng và bảo quản công cụ PCCC.
  • Vận hành hệ thống theo dõi và báo động.
  • Sử dụng thiết bị báo cháy, báo khói cũng như chiến thuật chữa cháy.
Hướng dẫn sử dụng các thiết bị an ninh, công cụ hỗ trợ
Hướng dẫn sử dụng các thiết bị an ninh, công cụ hỗ trợ

Đào tạo về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

Một trong những yếu tố không thể thiếu trong quy trình đào tạo nhân viên bảo vệ chính là đào tạo về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Về phẩm chất, người bảo vệ chuyên nghiệp cần phải đảm bảo sự nhanh nhẹn, thái độ thân thiện, nghiêm túc trong công việc, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu đặc ra. Một phẩm chất đạo đức hết sức cần thiết của nhân viên bảo vệ chính là tính trung thực, lòng dũng cảm, những phẩm chất đạo đức này luôn được rèn luyện, trau dồi trong suốt quá trình đào tạo cũng như nhận nhiệm vụ của bảo vệ chuyên nghiệp.

Một số công ty có quy trình đào tạo bảo vệ xuất sắc

Hiện nay, có nhiều trung tâm, cơ sở đào tạo được cấp phép đào tạo bảo vệ chuyên nghiệp. Mỗi đơn vị đều có ưu điểm, nhược điểm riêng. Cho nên khi doanh nghiệp của bạn có nhu cầu đào tạo nhân viên bảo vệ hoặc thuê nhân viên bảo vệ có thể cân nhắc vào nhu cầu, khả năng tài chính để lựa chọn các đơn vị đào tạo, huấn luyện, kinh doanh dịch vụ bảo vệ phù hợp. GFC Security gợi ý cho bạn một số cái tên tiêu biểu, có tiếng trong lĩnh vực đào tạo bảo vệ chuyên nghiệp, chất lượng như: Công ty CP Kinh doanh dịch vụ bảo vệ Long Hải; Võ đường Công ty bảo vệ Hưng Cát Lợi, Công ty Bảo vệ GFC Security…

Hy vọng với những chia sẻ về quy trình đào tạo nhân viên bảo vệ vừa lên trên đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Liên hệ Hotline: 0778.247.113 của GFC Security ngay nếu bạn đang cần thuê dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp, chất lượng, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành vào bảo đảm cho sự an toàn về người và tài sản của khách hàng.

>> Xem thêm: Nghiệp vụ bảo vệ ngân hàng là gì? bao gồm những gì?

ĐÁNH GIÁ

HỖ TRỢ ONLINE

Chứng nhận ISO

.