Hiện nay, trong chương trình giảng dạy đào tạo của các trường đều bao gồm đa số các ngành nghề. Tuy nhiên, nghề bảo vệ vẫn chưa được đưa vào chương trình đào tạo một cách toàn diện. Điều này vẫn là một câu hỏi lớn mà cần phải được quan tâm. Bên cạnh những người vệ sĩ được đào tạo từ các trường an ninh, công an, người làm ngành bảo vệ “dân dụng” khác vẫn chưa được đánh giá và công nhận đúng mức độ. Thật đáng tiếc khi xã hội ngày càng đối mặt với nhiều tình trạng tệ nạn, từ đó tạo ra nhu cầu cao về bảo vệ con người và tài sản.
Việc đào tạo, giảng dạy chứng chỉ nghiệp vụ Bảo vệ sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu tuyển dụng ngày càng cao hơn nữa của thị trường để ngành bảo vệ được xem trọng hơn trong xã hội hiện nay.
Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ là gì?
Nghiệp vụ bảo vệ là tổng hợp những biện pháp có tính chuyên môn được trang bị cho lực lượng đội ngũ bảo vệ với mục đích đảm bảo tính an ninh, trật tự và an toàn tính mạng cho con người, tài sản của công ty/ doanh nghiệp… Hay nói chung là những mục tiêu quan trọng cần được bảo vệ.
Chứng chỉ Nghiệp vụ Bảo vệ được quy định tại khoản 7, Điều 4 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định những điều kiện về tính an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề, đầu tư kinh doanh có những điều kiện sau:
- Chứng chỉ đào tạo Nghiệp vụ Bảo vệ là văn bản của cơ quan Công An có thể thẩm quyền cấp cho những nhân viên dịch vụ bảo vệ đạt được những yêu cầu trong đợt sát hạch.
Nghiệp vụ bảo vệ gồm những nội dung chính sau đây:
- Biện pháp hành chính
- Biện pháp về quần chúng
- Biện pháp tuần tra và canh gác
Trên đây là định nghĩa về chứng chỉ Nghiệp vụ Bảo vệ. Để biết chi tiết hơn về thông tin này các bạn có thể tham khảo thêm tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP.
Nhân viên Bảo vệ có bắt buộc phải có Chứng chỉ nghiệp vụ không?
Căn cứ theo cơ sở pháp lý tại Nghị định số 52/2008/NĐ-CP quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ và Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2013.
Theo điểm c khoản 3, Điều 8 Nghị định 52/2008 NĐ-CP quy định nghiêm cấm:
- Sử dụng nhân viên dịch vụ bảo vệ khi chưa qua đào tạo, chưa được cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;
Và khoản 4 Điều 6 tại Nghị định 52/2008/NĐ-CP cũng đã quy định:
- Không bắt buộc là nhân viên bảo vệ phải có chứng chỉ nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy.
Cơ quan nào có thể cấp giấy Chứng chỉ nghiệp vụ Bảo vệ?
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ đã được quy định tại Điều 24 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP đã quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có những điều kiện như sau:
Cục Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH Bộ công An chịu trách nhiệm
a) Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở kinh doanh, bao gồm: Cơ sở kinh doanh súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ; kinh doanh các vật liệu nổ công nghiệp; kinh doanh tiền chất thuốc nổ; dịch vụ nổ mìn; kinh doanh ngành, nghề có sử dụng các vật liệu nổ công nghiệp để thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam; kinh doanh dịch vụ lưu trú được xếp hạng từ 5 sao trở lên; kinh doanh công cụ hỗ trợ; súng bắn sơn (trừ cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn); kinh doanh các loại pháo; casino; trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài; cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có vốn đầu tư nước ngoài và cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ; các cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Công an;
b) Chủ trì sát hạch và cấp giấy Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên dịch vụ bảo vệ được đào tạo tại các cơ sở kinh doanh có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ; các trung tâm dạy nghề của các trường Công an nhân dân; trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ của các đơn vị thuộc Bộ Công an có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ;
c) Thẩm duyệt giáo trình và chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ dành cho các cơ sở được đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm
a) Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý tại các cơ sở kinh doanh (trừ một số cơ sở kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1 Điều này), bao gồm:
- Sản xuất con dấu; kinh doanh ngành, nghề có sử dụng các vật liệu nổ công nghiệp; sản xuất, mua, bán quần, áo, mũ quân phục, quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, số hiệu của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
- Kinh doanh máy, thiết bị (gồm cả linh kiện, phụ tùng, trang thiết bị sản xuất): Máy kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; các thiết bị giám sát điện thoại di động GSM và một số các thiết bị giám sát điện thoại di động khác; thiết bị kiểm tra nồng độ cồn; kinh doanh dịch vụ đặt cược; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ in.
- Kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động; kinh doanh các dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ; kinh doanh dịch vụ vũ trường; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú; kinh doanh dịch vụ đòi nợ; kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
- Cơ sở kinh doanh thuộc Quân đội và đơn vị sự nghiệp có thu của các cơ quan, tổ chức cấp trung ương và cấp tỉnh trên địa bàn khu vực quản lý.
- Các cơ sở kinh doanh khác khi chưa được quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 3 Điều này; các cơ sở kinh doanh do Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an có văn bản ủy quyền.
b) Chủ trì sát hạch và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên dịch vụ bảo vệ được đào tạo tại các trung tâm huấn luyện và trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ của Công an địa phương có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ.
Trên thực tế, hiện nay đã có không ít các công ty dịch vụ bảo vệ ở TPHCM đã xem nhẹ công tác đào tạo và cấp chứng chỉ bảo vệ chuyên nghiệp dành cho đội ngũ nhân viên của mình. Không có sự sát hạch thực tế dẫn đã đến một số vụ việc nhân viên bảo vệ khi gặp những sự cố phát sinh đã bị lúng túng, không biết cách xử lý như thế nào.
Những kỹ năng cần có của nghiệp vụ bảo vệ
Kỹ năng bảo vệ
Để có thể trở thành một nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp, yếu tố quan trọng là có kỹ năng bảo vệ an ninh, trật tự và tài sản tại những khu vực nhân viên bảo vệ đang công tác hay được phân công đảm nhiệm. Bên cạnh đó họ cần phải được huấn luyện và trang bị kỹ năng võ thuật, cách sử dụng các vũ khí chuyên dụng…
Ngoài ra, một số kỹ năng khác về cứu hộ cần phải học như: phòng cháy chữa cháy, cấp cứu, y tế,…. Bên cạnh đó các bạn cũng nên phối hợp tập huấn nghiệp vụ bảo vệ giữa các nhân viên bảo vệ với mục tiêu bảo vệ tại các cơ quan doanh nghiệp để có thể tạo được sự đồng nhất.
Kỹ năng xử lý tình huống
Ngoài việc trang bị cho mình những kỹ năng “cứng” thì công tác đào tạo nghiệp vụ bảo vệ, chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cũng cần phải được đào tạo thêm một số những kỹ năng xử lý tình huống thực tế khác trong những trường hợp khẩn cấp, quan trọng. Với vô vàng những bất trắc có thể xảy ra bất cứ khi nào trong suốt quá trình công tác, buộc những nhân viên bảo vệ không thể nào cứng nhắc, rập khuôn khi áp dụng những kỹ năng tự vệ cơ bản nhất mà còn phải có sự nhạy bén và linh hoạt để có thể giải quyết nhanh chóng các tình huống xấu nhất.
Cũng chính vì đó, ngoài các kỹ năng cần thiết khi học ngành bảo vệ ra thì nhân viên bảo vệ cũng sẽ được tập huấn thêm một số các tình huống thực tế khác nhằm để đảm bảo cho họ có thể giải quyết được mọi vấn đề một cách nhanh chóng, thành thạo nhất.
Kỹ năng ngoại ngữ giao tiếp
Để trở thành nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp và hoàn chỉnh nhất sau khi được đào tạo, các công ty bảo vệ thường tăng cường kỹ năng ngoại ngữ và giao tiếp cho nhân viên của mình để tham gia vào các công việc tại các công ty nước ngoài, trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn. Vì công việc bảo vệ đòi hỏi phải tiếp xúc với nhiều khách hàng từ nhiều quốc gia khác nhau, kỹ năng này không chỉ giúp phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp, mà còn phản ánh phong cách phục vụ của công ty bảo vệ. Do đó, đối với phần lớn khách hàng và đối tác, các yêu cầu đưa ra cho các công ty bảo vệ thường rất khắt khe.
Nhằm đáp ứng cho việc nâng cao thêm kiến thức cũng như khả năng giao tiếp, chất lượng trong lực lượng đội ngũ bảo vệ và đảm bảo cho quá trình bảo vệ giữ gìn trật tự, an ninh và an toàn cho con người, tài sản, trung tâm giảng dạy sẽ thường xuyên tổ chức những lớp đào tạo nghiệp vụ bảo vệ chuyên nghiệp để giúp cho các bạn nhanh chóng lấy chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ một cách an toàn và chính xác nhất.
Nội dung khóa học Nghiệp vụ bảo vệ
Để giúp cho những bạn nhân viên, chuyên viên bảo vệ hoàn toàn có thể xin cấp giấy chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ và cũng như nắm vững được các kỹ năng bảo vệ chuyên nghiệp tại mục tiêu bảo vệ, trung tâm chúng tôi đã mang đến khóa đào tạo bảo vệ chuyên nghiệp với một mức giá ưu đãi.
Sau khi học viên kết thúc khóa đào tạo nghiệp vụ bảo vệ của chúng tôi, các bạn sẽ hoàn toàn có thể hiểu rõ hơn về nghề Bảo vệ, tự tin đảm bảo nhiệm vụ của mình sẽ luôn được hoàn thành một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp và chính xác nhất.
- Học viên sẽ sở hữu những kiến thức cơ bản và bổ ích về pháp luật: Sau khi đã hoàn thành các khóa học, học viên thuộc ngành bảo vệ sẽ nắm vững được các thông tin về luật dân sự, luật hình sự, luật hành chính và một số những bộ luật liên quan khác đến ngành bảo vệ.
- Học viên sẽ nắm vững được các kiến thức nghiệp vụ về PCCC: Nhân viên bảo vệ sẽ được nghiệp vụ cơ bản học trong những vấn đề cơ bản về PCCC. Nắm được những quy tắc & biện pháp để phòng ngừa hỏa hoạn, trực tiếp thực hành chữa cháy bằng bình khí, bình bột…
- Học viên sẽ nắm được những kỹ năng giao tiếp, ứng xử cơ bản: Nắm bắt được kỹ năng bắt tay, nên đón tiếp khách hàng như thế nào? Biết giữ chữ tín, tôn trọng người khác…
- Học viên nắm được những nghiệp vụ bảo vệ bằng võ thuật: Các bạn sẽ được học và trang bị thêm cho bản thân những đòn võ thuật cơ bản như đòn tay, đòn chân và tay, kỹ thuật bắt khóa đối phương, kỹ thuật đối luyện, không chống binh khí, các bài quyền Quốc tế…
- Học viên sẽ được học những kỹ năng cấp cứu cơ bản: Sau khi các bạn học xong khóa học sẽ bổ sung thêm những kỹ năng cấp cứu cơ bản như: người bị điện giật, cấp cứu người do ngạt nước, chết đuối, cấp cứu người bị say nóng, say nắng, cầm máu các vết thương, hô hấp nhân tạo, băng bó vết thương, ép tim ngoài lồng ngực….
- Học viên sẽ hiểu đúng về nghề nghiệp của mình: Khóa học sẽ giúp cho các bạn học viên có được một cái nhìn tổng quan nhất, đúng đắn về nghề bảo vệ của mình đang theo đuổi, hiểu rõ được những niềm vui, khó khăn, nhọc nhằn của ghề bảo vệ. Qua đó sẽ giúp cho học viên thấy được một cái nhìn tổng quát và chân thật nhất để sau này có thể gắn bó được lâu dài với nghề hơn…
Ngoài ra, những học viên khi tham gia các khóa học đào tạo nghiệp vụ bảo vệ sẽ được trang bị thêm cho mình những kỹ năng cần thiết quan trọng khác như tin học, tiếng anh, rèn luyện thể lực,…. Và sau khi kết thúc khóa học, tất cả các học viên khi đã đạt được những yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ mà công ty Bảo vệ GFC Security muốn chia sẻ đến cho bạn tham khảo. Hy vọng thông qua bài viết trên sẽ cung cấp thêm cho các bạn thêm nhiều thông tin hữu ích cũng như lựa chọn được cho mình một công việc làm việc phù hợp nhé. Chúc các bạn luôn thành công!
>> Xem thêm: Nghiệp vụ an ninh là gì? Một số nghiệp vụ an ninh cơ bản