Chế độ làm việc của Bảo vệ theo quy định Pháp luật mới nhất

Mỗi một ngành nghề trong xã hội hiện nay đều có những chế độ làm việc phù hợp, ngành bảo vệ cũng không ngoại lệ. Tùy theo tình trạng sức khỏe, tính chất của mục tiêu được bảo vệ, chính sách của công ty bảo vệ mà các nhân viên bảo vệ sẽ có những chế độ khác nhau. Vậy chế độ làm việc của bảo vệ theo quy định của pháp luật như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay với GFC Security nhé!

Chế độ làm việc của bảo vệ theo quy định của pháp luật

Căn cứ theo quy định tại điều 104 khoản 1 và 2 của Bộ luật Lao động năm 2012 được được quy định như sau:

  • Thời gian người làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
  • Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần;
  • Trường hợp theo tuần thì thời gian làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần.
  • Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động nên thực hiện một tuần làm việc 40 giờ.

Tóm lại, trong 01 tuần thì thời giờ làm việc của nhân viên bảo vệ sẽ chỉ tối đa cho phép là 48 giờ nhưng được Nhà nước khuyến khích là 40 giờ.

Về thời gian nghỉ ngơi, căn cứ vào điều 110 Bộ luật lao động 2012 quy định về thời gian nghỉ hằng tuần như sau:

“1. Mỗi tuần, nhân viên bảo vệ được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động”

Tại điều 115 Bộ luật này bộ luật này cũng nêu rõ về thời gian nghỉ lễ, Tết đối với người lao động (trong đó có các nhân viên bảo vệ) như sau:

“1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết âm lịch 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.”

Trong thời gian làm việc, người lao động vẫn có thời gian nghỉ ngơi giữa giờ. Căn cứ vào điều 108: Nghỉ trong giờ làm việc

  • Người lao động phải làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời gian làm việc.
  • Trường hợp bảo vệ làm việc ca đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút sẽ tính vào thời giờ làm việc.
  • Phía đơn vị sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, chế độ làm việc của người lao động chỉ được làm việc tối đa 48 giờ một tuần, nghỉ tối thiểu 1 ngày/ tuần, nghỉ ít nhất 4 ngày trong 1 tháng. Được nghỉ có lương vào những ngày lễ Tết, nghỉ giữa giờ theo luật định.

Chế độ làm việc của bảo vệ theo quy định
Chế độ làm việc của bảo vệ theo quy định của pháp luật

Thời gian thử việc

Theo khoản 1 Bộ Luật Lao động có quy định về những thỏa thuận trong thời gian thử việc của người lao động. Căn cứ vào điều 25 của Bộ Luật Lao Động năm 2019, phía người sử dụng lao động và lao động tự thỏa thuận thời gian thử việc. Tuy nhiên, chỉ được thử việc 1 lần đối với 1 công việc, ở một số chức danh, vị trí,… thời gian thử việc được quy định như sau:

  • Không được vượt quá 180 ngày: Công việc của người quản lý doanh nghiệp.
  • Không vượt quá 60 ngày: Các công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên
  • Không vượt quá 30 ngày: Các công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
  • Không quá 06 ngày làm việc: Công việc khác.

Thời gian làm việc

Theo luật lao động Việt Nam, chế độ làm việc của nhân viên bảo vệ được tính như sau:

  • Thời gian làm việc bình thường không quá 8 giờ một ngày, không quá 48 giờ một tuần.
  • Thời gian làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
  • Số giờ làm thêm được quy định là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường.

Làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt ở đây là người sử dụng lao động có quyền yêu cầu nhân viên bảo vệ làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà sẽ không bị giới hạn về số giờ làm thêm.

Thời gian nghỉ ngơi

Theo quy định tại Điều 105 của Luật Lao động từ 6 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục. Trong trường hợp là việc ca đêm, thời gian nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục. Các trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

  • Thời gian nghỉ chuyển ca ít nhất 12 giờ, đối với người lao động làm việc theo ca.
  • Thời gian nghỉ hàng tuần ít nhất 24 giờ liên tục (tức 1 ngày) trong 1 tuần, nghỉ mỗi tuần.
  • Trong một số trường hợp đặc biệt, do đặc thù ngành nghề mà người lao động không thể nghỉ định kỳ mỗi tuần 1 ngày thì phía đơn vị sử dụng lao động phải sắp xếp, sao cho người lao động được nghỉ ít nhất 4 ngày trong 1 tháng theo quy định.
  • Nghỉ lễ tết đối với các ngày nghỉ được quy định theo pháp luật hiện hành.
  • Trong trường hợp nhân viên bảo vệ nghỉ việc, thôi việc mà chưa nghỉ phép năm (hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ theo quy định.
Thời gian nghỉ ngơi
Thời gian nghỉ ngơi của nhân viên bảo vệ

Lưu ý về chế độ làm việc của bảo vệ

Do đặc thù công việc của nhân viên bảo vệ, tuy nhiên chế độ làm việc và nghỉ ngơi là những đặc quyền rất cơ bản. Pháp luật nước ta quy định rất rõ về thời gian làm việc, nghỉ ngơi của người lao động, nhằm đảm bảo sức khỏe và giữ mối quan hệ lao động lâu dài. Khi ký kết hợp đồng lao động, nhân viên bảo vệ cần đặc biệt lưu ý khi lựa chọn công ty bảo vệ, đơn vị chủ quản của mình.

Để đảm bảo quyền lợi của chính bản thân mình, nhân viên bảo vệ nên lựa chọn những công ty bảo vệ, đơn vị chủ quản uy tín để “đầu quân”. Một công ty có các chế độ phúc lợi tốt, chắc chắn cũng sẽ thu hút được nhiều nhân viên. Và công ty Bảo vệ GFC Security là một lựa chọn hay dành cho bạn, khi về với chúng tôi thì bạn sẽ yên tâm các chế độ đãi ngộ, chính sách dành cho người lao động tại tập đoàn chúng tôi như sau:

  • Được hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ miễn phí.
  • Tham gia đầy đủ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn trị giá 20 triệu đồng.
  • Lương thưởng đầy đủ, lương tháng 13, tăng lương định kỳ hàng năm và thưởng thâm niên.
  • Công Đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động.
  • Hỗ trợ chỗ ở miễn phí cho nhân viên bảo vệ.
  • Được đi du lịch hàng năm.
  • Thưởng Tết, sinh nhật, kết hôn.
  • Chế độ hiếu.
  • Chế độ đau ốm.
  • Chế độ thai sản đối với nhân viên nữ.

Hy vọng những thông tin trên về chế độ làm việc của bảo vệ mà bài viết vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn. Nếu đang cần tìm việc làm bảo vệ hay thuê dịch vụ bảo vệ có thể liên hệ ngay với GFC Security qua Hotline: 0778.247.113 để chúng tôi giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

>> Xem thêm: Các loại hình dịch vụ Bảo vệ ở Việt Nam phổ biến nhất

5/5 - (600 bình chọn)

ĐÁNH GIÁ

HỖ TRỢ ONLINE

Chứng nhận ISO

.