Top 7 dụng cụ hỗ trợ cho bảo vệ cần phải trang bị

Dụng cụ hỗ trợ cho bảo vệ là những thiết bị và dụng cụ cực kỳ cần thiết. Được cung cấp cho các nhân viên bảo vệ để giúp họ hoàn thành công việc bảo vệ một cách hiệu quả nhất. Việc trang bị cho nhân viên bảo vệ các công cụ này cũng cho thấy sự chuyên nghiệp của đơn vị hoặc công ty bảo vệ cung cấp lực lượng bảo vệ đó. Ngay trong bài viết này, GFC Security sẽ giúp các bạn tìm hiểu thêm về các công cụ trên.

Các dụng cụ hỗ trợ cho bảo vệ được trang bị và cách sử dụng

Nhân viên bảo vệ là một trong những người phải đối mặt với những tình huống nguy hiểm không lường trước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, họ được cấp phép sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nhằm giúp họ chống lại tội phạm, bảo vệ bản thân cũng như người xung quanh một cách hiệu quả.

Đồng phục

Bộ đồng phục bảo vệ bao gồm quần áo, cà vạt, dây đai, mũ bảo vệ và giày bảo hộ. Việc sở hữu một bộ đồng phục tốt là điều kiện cần thiết để nhân viên bảo vệ có thể làm việc một cách thoải mái và tiện lợi. Ngoài ra, bộ đồng phục bảo vệ còn giúp nhân viên tự tin hơn trong công việc và thể hiện phong cách chuyên nghiệp của đơn vị bảo vệ.

Đồng phục bảo vệ
Đồng phục bảo vệ là dụng cụ không thể thiếu của một bảo vệ

Giày bảo hộ là một trong những trang bị không thể thiếu của nhân viên bảo vệ. Đặc biệt là với những công việc yêu cầu phải đứng hoặc di chuyển liên tục trong nhiều giờ. Những đôi giày bảo hộ này giúp đảm bảo sự linh hoạt, thoải mái cho nhân viên bảo vệ trong quá trình làm việc.

Đèn pin

Đèn pin là một dụng cụ hỗ trợ cho bảo vệ vô cùng quan trọng, đặc biệt trong những tình huống phải tuần tra ở những khu vực thiếu ánh sáng. Tuy nhiên, khi sử dụng đèn pin, cần lưu ý các điểm sau:

  • Luôn giữ đèn ở trạng thái sử dụng tốt để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Sử dụng bóng đèn phù hợp với từng loại đèn.
  • Tránh va đập mạnh để tránh gây hỏng hóc cho đèn.
  • Khi thay ca, cần kiểm tra cẩn thận và bàn giao đèn cho người tiếp theo để đảm bảo việc sử dụng tiếp diễn được an toàn và hiệu quả.

    Đèn pin
    Đèn pin là dụng cụ hỗ trợ cho bảo vệ cần có

Bộ đàm cầm tay

Bộ đàm là dụng cụ hỗ trợ cho bảo vệ không thể thiếu trong quá trình công tác. Nó giúp liên lạc nhanh chóng và hiệu quả giữa bảo vệ với trung tâm chỉ huy và giữa các bảo vệ với nhau. So với điện thoại, bộ đàm không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn có thể liên lạc đồng thời với một nhóm người trong một phạm vi nhất định, trong khi điện thoại chỉ dùng để liên lạc giữa hai người. Bằng cách sử dụng bộ đàm, bảo vệ có thể chủ động phối hợp và cập nhật thông tin một cách nhanh chóng. Đảm bảo an ninh và an toàn cho khu vực được bảo vệ.

Tuy nhiên, việc sử dụng bộ đàm cần tuân thủ một số quy định như không sử dụng trong các khu vực cấm sóng và không truyền tải các nội dung không liên quan đến công việc.

Bộ đàm
Bộ đàm cầm tay được trang bị cho bảo vệ

Việc đảm bảo liên lạc giữa các nhân viên bảo vệ với nhau là rất quan trọng. Đặc biệt là trong các sự kiện hoặc khu vực đòi hỏi sự tập trung và chỉ đạo trực tiếp. Việc đồng bộ thông tin giữa các bảo vệ với chỉ huy và giữa các bảo vệ với nhau sẽ giúp đảm bảo an ninh, thống nhất hành động và hạn chế tối đa các nguy cơ có thể xảy ra. Trong trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, việc liên lạc nhanh chóng và chính xác. Điều này giúp cho các bảo vệ có thể phối hợp và giải quyết tình huống một cách hiệu quả. Do đó, việc sử dụng các thiết bị liên lạc như bộ đàm là cần thiết để đảm bảo an ninh và an toàn cho các nhân viên bảo vệ và cả những người được bảo vệ.

Cách sử dụng bộ đàm cầm tay

Bộ đàm cầm tay thường có thiết kế nhỏ gọn. Chúng có công suất không quá lớn (thường dưới 6W) và được trang bị pin sạc. Một tính năng quan trọng của tất cả các loại máy bộ đàm cầm tay là nút PTT (Push to talk). Nút PTT thường được đặt ở phía bên trái của máy và là một nút lớn dễ bấm. Để thực hiện cuộc gọi với các máy bộ đàm khác, người sử dụng cần bóp giữ nút PTT trong suốt quá trình nói chuyện và thả ra khi đã hoàn thành. Tính năng này giúp người sử dụng có thể giao tiếp nhanh chóng và hiệu quả với đồng nghiệp của mình.

Lưu ý khi sử dụng bộ đàm

  • Không nên sử dụng bộ đàm để liên lạc trong trường hợp chưa gắn anten cho nó.
  • Tránh việc sử dụng máy khi pin yếu hoặc hết pin để liên lạc.

Công cụ tự vệ

Trang bị công cụ tự vệ là cần thiết cho bảo vệ và vệ sĩ. Các dụng cụ hỗ trợ cho bảo vệ này có thể bao gồm côn, gậy 3 khúc, xịt hơi cay hoặc súng bắn đạn cao su. Tuy nhiên, ít nhất phải trang bị baton hoặc gậy ba khúc để bảo đảm sự an toàn cho nhân viên. Sự chu đáo và cẩn thận trong việc trang bị công cụ tự vệ cũng cho thấy sự quan tâm đến sức khỏe, sự an toàn của nhân viên bảo vệ.

Công cụ tự vệ
Baton là một trong các dụng cụ hỗ trợ cho bảo vệ

Ngoài ra, việc đảm bảo các công cụ tự vệ luôn ở tình trạng tốt cũng giúp cho bảo vệ. Vệ sĩ có thể phản ứng nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp, giữ được sự bình tĩnh và đề phòng những nguy cơ có thể xảy ra. Tất cả những yếu tố trên sẽ giúp cho công việc bảo vệ, vệ sĩ được thực hiện một cách hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Giúp cho công ty, đối tác luôn được đánh giá cao về mặt an ninh và đảm bảo.

Dùi cui điện

Dụng cụ hỗ trợ cho bảo vệ như dùi cui điện là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao khả năng tự vệ khi đối mặt với những tình huống nguy hiểm. Để đảm bảo an ninh và an toàn cho mục tiêu bảo vệ, nhân viên bảo vệ và vệ sĩ chuyên nghiệp được trang bị các công cụ này và chỉ được sử dụng trong những trường hợp được phép.

dùi cui điện
Dùi cui điện là trang bị dành cho bảo vệ

Cách sử dụng dùi cui điện

Cách tháo lắp pin như sau: trước hết, tháo nắp khoang chứa pin ở phần chuôi của gậy điện. Sau đó, lắp một viên pin 9V alkaline vào sợi dây có đầu điện cực, đảm bảo lắp đúng cực (+) và (-). Tiếp theo, đặt viên pin vào trong khoang chứa pin, sử dụng miếng xốp để cố định pin, rồi đóng nắp lại. Chú ý: Thực hiện thao tác nhẹ nhàng để tránh gây hư hại cho dây điện và bo mạch điện bên trong.

Sau khi sử dụng, để thu gọn gậy điện, bạn cần ấn phần đầu gậy bằng lòng bàn tay, không nên chống gậy vào mặt đất để thu gọn vì sẽ làm hỏng gậy. Ngoài ra, cần tránh tiếp xúc với phần kim loại của gậy để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Dụng cụ này gồm có 3 nút chức năng: chế độ chờ/ngưng điện, bật còi báo động và đánh điện. Sau khi sử dụng, nhân viên bảo vệ nên thu gọn gậy điện về kích thước ban đầu để dễ dàng bảo quản.

Lưu ý khi sử dụng

Tuyệt đối không sử dụng dùi cui điện trong thời tiết mưa bão, gần các vật liệu dễ cháy như: Xăng, dầu, khí gas,…

Súng điện

Súng điện là một dụng cụ hỗ trợ cho bảo vệ đắc lực và hiệu quả. Với khả năng phát ra một luồng điện mạnh để làm tê liệt đối tượng và giúp nhân viên bảo vệ dễ dàng khống chế, giảm thiểu các sự cố không đáng có. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, việc sử dụng súng điện yêu cầu người sử dụng phải có giấy phép được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.

Các địa điểm nhạy cảm như ngân hàng, khách sạn, vũ trường thường được nhân viên bảo vệ sử dụng để đối phó với nguy cơ cướp giật.

súng điện
Súng điện được trang bị cho bảo vệ

Cách sử dụng súng điện

Cách nạp đạn: Nhấn mạnh theo hướng mũi tên để chèn viên đạn vào súng. Để giảm sức ép cần thêm, có thể dùng ngón trỏ và ngón cái bóp mạnh hai nút tròn ở hai bên viên đạn.
Tháo đạn: Để tháo đạn ra khỏi súng, cầm chặt viên đạn và dùng ngón cái và ngón trỏ bóp mạnh vào nút hình tròn ở hai bên hông viên đạn, sau đó dùng lực để rút viên đạn ra theo hướng ngược lại với khi lắp đạn.

Khi súng đã được gắn đạn, để kích hoạt, bật công tắc nguồn và bóp cò. Súng sẽ phóng điện vào bình khí nén CO2 trong viên đạn, tạo lực đẩy phóng đầu đạn về phía trước. Đối với đạn điện, khi bắn, súng sẽ phóng ra hai kim nhọn được nối với súng bằng sợi dây điện mảnh. Khi kim được bắn ghim vào người đối tượng, bóp cò súng điện sẽ phóng từ súng theo dây điện vào người đối tượng, gây ra hiện tượng điện giật và có thể khiến đối tượng ngất, ngã. Thời gian phóng điện cũng ảnh hưởng đến tác động của súng lên đối tượng.

Lưu ý:

Dụng cụ hỗ trợ cho bảo vệ này hoạt động trong một phạm vi giới hạn. Phạm vi hiệu quả của súng điện là trong bán kính 3m do dây dẫn súng có giới hạn.

Máy rà kim loại

Dụng cụ hỗ trợ cho bảo vệ này được sử dụng để phát hiện kim loại có trong người hoặc trong túi xách. Khi thực hiện kiểm tra, nhân viên bảo vệ sẽ nhấn nút và di chuyển máy xung quanh người, từ trên xuống hoặc từ dưới lên, phía trước, phía sau, và hai bên hông. Khoảng cách tối ưu giữa máy và cơ thể người là 10cm. Nếu người bị kiểm tra mang theo kim loại, đèn sẽ nhấp nháy màu đỏ và máy sẽ phát ra âm thanh cảnh báo “tít tít”.

Công cụ hỗ trợ bảo vệ thường được sử dụng bởi các bảo vệ chuyên nghiệp trong khi thực hiện các tác vụ hoặc nhiệm vụ. Để sử dụng các trang thiết bị hỗ trợ này một cách hiệu quả, các nhân viên bảo vệ cần tham gia các khóa huấn luyện nghiệp vụ và có giấy phép sử dụng được cấp bởi Bộ Công an.

Máy rà kim loại cầm tay
Máy rà kim loại

Nhân viên bảo vệ được phép sử dụng dùi cui điện, súng điện trong trường hợp nào?

Các nhân viên bảo vệ cần tuân theo nguyên tắc sử dụng trang bị hỗ trợ do Bộ Công an ban hành, và phải đánh giá tính chất của từng tình huống cụ thể và mức độ nguy hiểm của đối tượng để quyết định sử dụng loại trang bị phù hợp.

Công cụ hỗ trợ như dùi cui điện hay súng điện chỉ được sử dụng sau khi nhân viên bảo vệ đã phát lệnh cảnh báo hoặc đã thực hiện các biện pháp khác nhằm ngăn chặn hành vi của đối tượng mà không thể khống chế được.

Nhân viên bảo vệ được phép sử dụng dùi cui điện, súng điện trong trường hợp nào
Khi nào nhân viên bảo vệ được phép sử dung dùi cui điện, súng điện?

Để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của mục tiêu được bảo vệ, nhân viên bảo vệ chỉ sử dụng dùi cui điện, súng điện khi phụ nữ, trẻ em, người tàn tật chống trả bằng vũ khí hoặc các công cụ tấn công khác đe dọa đến an ninh.

Cần tối đa hạn chế thiệt hại và ảnh hưởng gây ra do sử dụng các dụng cụ hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.

Việc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ cho bảo vệ chỉ được thực hiện trong mục đích thực hiện nhiệm vụ bảo vệ theo hợp đồng được giao. Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ còn có thể bị thu hồi Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ trong vòng 3 tháng, 6 tháng hoặc vô thời hạn, tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm.

Công ty bảo vệ chuyên nghiệp đào tạo nhân viên sử dụng công cụ hỗ trợ như thế nào?

GFC Security là đơn vị uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu hiện nay. Công ty luôn có những buổi đào tạo huấn luyện nhằm giúp cải thiện kỹ năng của đội ngũ bảo bệ tại công ty. Điều này giúp đáp ứng cho mọi nhu cầu của khách hàng trong nhiều tình huống khác nhau.

Công ty bảo vệ GFC Security thường xuyên liên lạc với cơ quan Công an hàng năm để lập kế hoạch đào tạo và huấn luyện cho đội ngũ nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp. Đây bao gồm việc nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng sử dụng các công cụ hỗ trợ bảo vệ, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật.

công ty bảo vệ đào tạo đội ngũ bảo vệ
Công ty bảo vệ đào tạo bảo vệ sử dụng công cụ hỗ trợ

Công ty cung cấp tất cả các loại dịch vụ bảo vệ đa dạng như bảo vệ nhà máy, tòa nhà, chung cư, siêu thị, trung tâm thương mại, bệnh viện, nhà hàng-khách sạn, sự kiện và nhiều hơn nữa. Chúng tôi cam kết cung cấp gói dịch vụ toàn diện với mức giá cạnh tranh nhất.

Thông qua bài viết trên, GFC Security đã giúp bạn tìm hiểu thêm về chủ đề dụng cụ hỗ trợ cho bảo vệ gồm có những gì. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho các bạn có thêm thật nhiều thông tin thật hữu ích.

5/5 - (600 bình chọn)

ĐÁNH GIÁ

HỖ TRỢ ONLINE

Chứng nhận ISO

.