Các công ty bảo vệ chuyên nghiệp hàng năm cung cấp cho ngành dịch vụ an ninh, bảo vệ những nguồn nhân lực chất lượng, kiến thức chuyên sâu, được đào tạo chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu đảm bảo an ninh, trật tự tại các mục tiêu và góp phần đảm bảo an ninh, trật tự xã hội. Để tăng tính chuyên nghiệp từ nghiệp vụ cho đến tác phong, thuận tiện trong công tác quản lý nhân sự, quân hàm bảo vệ đã ra đời. Vậy làm sao để nhận biết cấp bậc thông qua quân hàm cũng như trang phục bảo vệ? Đồng phục bảo vệ cần tuân thủ những quy định gì? Cùng GFC Security tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé!
Quân hàm bảo vệ là gì?
Quân hàm bảo vệ hay cầu vai bảo vệ là một biểu trưng thể hiện cấp bậc trong ngành bảo vệ. Đây là một phần bắt buộc trong trang phục bảo vệ, được thống nhất theo hướng dẫn của Bộ công an. Từ ngày 5/4/2016, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 08 quy định trang phục cho lực lượng bảo vệ tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội… Trong đó có quy định về các cấp bật quân hàm của lực lượng bảo vệ có 3 loại: ba vạch dành cho người phụ trách bảo vệ; hai vạch là nhân viên làm việc 5 năm trở lên; một vạch cho nhân viên làm việc dưới 5 năm.
Cách nhận biết cấp bậc quân hàm bảo vệ
Tính đến thời điểm hiện tại, do nhu cầu được bảo đảm về các vấn đề an ninh, trật tự ngày càng tăng, được nhiều người quan tâm, chú trọng. Cho nên, các công ty bảo vệ cũng không ngừng được thành lập, mở rộng quy mô, có đơn vị hiện tại có hàng nghìn nhân sự là nhân viên bảo vệ đang làm việc tại các mục tiêu khác nhau.
Để dễ dàng phân công công việc, nhiệm vụ, quản lý thì phía đơn vị chủ quản, công ty bảo vệ đã chọn cách xây dựng đội ngũ nhân viên an ninh, bảo vệ theo nhiều cấp bậc, dựa vào cầu vai hay còn gọi là quân hàm bảo để nhận biết và phân biệt.
Căn cứ vào số vạch trên cầu vai, có thể phân chia quân hàm bảo vệ thành nhiều cấp bật như sau:
- 1 vạch: nhân viên bảo vệ thông thường
- 2 vạch: chỉ huy cấp đội
- 3 vạch: chỉ huy cấp phòng
- 4 vạch: phó chủ tịch hội đồng quản trị, phó giám đốc.
- 5 vạch: Giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị.
Theo quy định của Thông tư số 08 về sao vạch trên cầu vai của lực lượng bảo vệ tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, và doanh nghiệp, cấp hiệu của lực lượng bảo vệ được chia thành 3 loại như sau:
- 1 vạch: Cho nhân viên làm dưới 5 năm
- 2 vạch: Cho nhân viên làm việc 5 năm trở lên
- 3 vạch: Dành cho người phụ trách bảo vệ
Mục đích của việc phân cấp cấp hiệu trên cầu vai là để tránh sự nhầm lẫn giữa các cấp bậc trong tổ chức và tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, trang nghiêm. Ngoài ra, việc này còn thể hiện tính kỷ luật, kỷ cương và hỗ trợ cho công tác hợp tác giữa lực lượng công an và quân đội với lực lượng bảo vệ khi cần thiết.
Vì sao phải quản lý cấp bậc bảo vệ
Phân cấp bậc trong lực lượng bảo vệ rất quan trọng, giúp phản ánh trình độ của từng nhân viên và đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý, đúng người đúng việc. Ngoài ra, đây còn là công cụ quan trọng để nâng cao ý thức và trách nhiệm của nhân viên trong việc giữ vững tinh thần và hoàn thành trách nhiệm công việc một cách nghiêm túc. Việc có cấp bậc cao hơn đồng nghĩa với trách nhiệm lớn hơn và mức lương tương ứng. Điều này khuyến khích nhân viên bảo vệ phấn đấu hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên bảo vệ, cần thường xuyên quan sát và chỉnh đốn hàng ngũ. Nhân viên bảo vệ cần được huấn luyện tính kỷ luật trong sinh hoạt và công việc để đảm bảo chất lượng dịch vụ. Việc sa thải nhân viên không đủ tiêu chuẩn hoặc không phấn đấu trong công việc là cần thiết. Đồng thời, những nhân viên có thành tích xuất sắc và năng nổ trong công việc phải được xét thưởng hoặc thăng cấp, trong khi những nhân viên có thành tích kém và không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình phải bị cách chức hoặc sa thải.
Quy trình đánh giá và quản lý cấp bậc bảo vệ của một công ty bảo vệ là yếu tố quan trọng để tạo sự chuyên nghiệp và thành công cho công ty. Hiểu rõ quy trình và quy định về phân loại cấp bậc sẽ tạo ra một môi trường làm việc văn minh và động viên nhân viên hết mình với công việc. Cần có những quy định chặt chẽ về tác phong và đồng phục để thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của từng người trong đội ngũ bảo vệ của công ty.
Các cơ quan công an cần rà soát và tăng cường quản lý để loại bỏ hành vi đeo biểu tượng an ninh trái pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự xã hội.
Một số quy định bảo vệ cần nắm
Quy định của Nhà nước về trang phục bảo vệ
Bộ Công an đã có công văn hướng dẫn thống nhất trang phục bảo vệ theo quy định mới. Cụ thể từ ngày 5/4/2016 để chấm dứt tình trạng kiểu dáng trang phục mỗi nơi một kiểu.
“Sao hiệu của bảo vệ doanh nghiệp cũng được nêu rõ như sau: Là tấm lá chắn nằm giữa hai cành tùng bao quanh. Ở giữa tấm lá chắn là hình ảnh ngôi sao 5 cánh, kèm theo 2 bên là hình ảnh bông lúa. Chữ Bảo Vệ trên phù hiệu có hình bánh xe lịch sử. Màu của mũ là màu tím than, đặc biệt nếu là mũ kê pi sẽ có thêm dây màu vàng và cúc kim loại màu trắng.”
Còn theo thông tư 45/3009/TT- BCA cũng có những quy định về cầu vai của đồng phục bảo vệ gồm:
“Cầu vai bảo vệ: có cùng màu sắc với quần bảo vệ, có vạch ngang màu vàng bằng nỉ, hai cạnh dọc cầu vai có màu đỏ cho phần viền. Đầu nhỏ của cầu vào đính thêm cúc kim loại màu trắng bạc. Cầu vai thường có chiều dài là 12.5 cm, chiều rộng phần lớn là 5cm. phần nhỏ là 4cm. Vạch vàng ở cầu vai có chiều rộng là 0.7cm mỗi vạch cách nhau 0.25cm.
Theo thông tư yêu cầu:
Trang phục của lực lượng bảo vệ tổ chức, doanh nghiệp, các cơ quan phải có tính đồng nhất và đồng bộ, phù hợp với yêu cầu nơi làm việc của lực lượng bảo vệ tại nơi họ làm việc. Các quy định từ trước về trang phục cho lực lực bảo vệ cơ quan chính trị – xã hội trái với thông tư số 08 đều không được sử dụng tiếp.”
Có thể tóm tắt những quy định cơ bản của Nhà nước về đồng phục bảo vệ như sau:
- Các nhân viên bảo vệ cần phải mặc đồng phục, áo vest hoặc trang phục ngắn tay có ký hiệu “Bảo vệ” ở ngực và lưng.
- Trang phục bảo vệ không được mang theo các biểu tượng, hình ảnh, chữ viết hoặc slogan có tính chất chính trị, tôn giáo, thể hiện sự phân biệt chủng tộc hay khoe khoang.
- Trang phục bảo vệ phải đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn lao động, không gây cản trở trong quá trình làm việc.
- Khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, và doanh nghiệp, nhân viên bảo vệ phải tuân thủ quy định về trang phục bảo vệ của đơn vị đó.
- Quy định về trang phục bảo vệ cũng áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thuê nhân viên bảo vệ để đảm bảo tính chuyên nghiệp và uy tín.
Quy định chung về đồng phục bảo vệ
Dưới đây là một số quy định chung về đồng phục bảo vệ:
- Đồng phục bảo vệ phải được thiết kế đơn giản, tiện nghi và đảm bảo tính chuyên nghiệp.
- Trang phục bảo vệ cần có đầy đủ ký hiệu và logo của công ty hoặc tổ chức mà nhân viên bảo vệ đang làm việc.
- Màu sắc của đồng phục bảo vệ cần phù hợp với quy định của từng công ty hay tổ chức và không gây khó khăn trong quá trình làm việc.
- Đồng phục bảo vệ phải đảm bảo an toàn lao động, không gây cản trở trong quá trình làm việc.
- Nhân viên bảo vệ phải đeo đồng hồ để báo cáo giờ làm việc và cập nhật tình hình công việc hàng ngày.
- Các loại đồng phục bảo vệ cần được sản xuất và kiểm tra đảm bảo chất lượng, thuận tiện cho người sử dụng.
- Trong thời gian làm việc, nhân viên bảo vệ không được mặc trang phục không phù hợp với công việc của mình như quần jean, áo thun, giày dép thể thao.
- Quy định về đồng phục bảo vệ cũng áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thuê nhân viên bảo vệ để đảm bảo tính chuyên nghiệp và uy tín.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp bạn có thể nhận biết, phân biệt cấp bậc bảo vệ thông qua quân hàm bảo vệ và một số quy định khác có liên quan. Nếu đang cần sử dụng dịch vụ bảo vệ, an ninh thì đừng ngần ngại gọi ngay cho chúng tôi theo hotline: 0778.247.113 để GFC Security tư vấn giải pháp an ninh phù hợp nhất cho bạn.
Xem thêm: Bí mật giúp rèn luyện kỹ năng quan sát và phán đoán tinh tế